Lính Ấn Độ chết ở biên giới TQ: Bí ẩn lực lượng tị nạn Tây Tạng chuyên đánh ở điểm cao
Cái chết của một lính gốc Tây Tạng thuộc Lực lượng Biên giới Đặc nhiệm Ấn Độ (SFF) trong vụ nổ mìn ở Đường kiểm soát thực tế (LAC) đang vén màn bí ẩn về lực lượng hiếm khi xuất hiện này – những chiến binh chuyên đánh chiếm các điểm cao biên giới.
Thông tin về lực lượng SFF là rất nhạy cảm và hiếm khi được Ấn Độ tiết lộ (ảnh: Indiabhasha)
Lính đặc nhiệm tên Tenzin Nyima, 53 tuổi, đã thiệt mạng trong một vụ nổ mìn thuộc khu vực hồ Pangong, Ladakh – nơi đang là điểm nóng mới nhất trong căng thẳng biên giới Trung - Ấn những ngày gần đây. Thực hiện nhiệm vụ cùng Tenzin Nyima, một lính đặc nhiệm khác cũng bị thương nặng do vụ nổ.
Thông tin về cái chết của Tenzin Nyima được 3 quan chức chính phủ giấu tên và gia đình người lính đặc nhiệm xác nhận với Reuters.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ chưa có thông báo chính thức về cái chết của lính đặc nhiệm Tenzin Nyima. Nguyên nhân của vấn đề này một phần có thể là nhằm bảo vệ bí mật của lực lượng SFF.
“Các lực lượng Ấn Độ và Trung Quốc đang ngày càng tiến gần hơn đến xung đột trực tiếp ở LAC”, một quan chức Ấn Độ nói với Reuters.
Theo nguồn tin của Reuters, SFF là lực lượng rất bí ẩn. Rất ít thông tin về lực lượng này được tiết lộ cho công chúng. Thành phần chính của SFF là những người tị nạn Tây Tạng ở Ấn Độ.
Năm 1959, đã có hàng trăm nghìn người từ Tây Tạng sang Ấn Độ xin tị nạn.
Chỉ có một số rất ít lính đặc nhiệm thuộc SFF là người Ấn Độ.
Theo Reuters, SFF được Ấn Độ thành lập ngay sau khi kết thúc chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1962. Lực lượng này có khoảng 3.500 người, được huấn luyện kĩ càng, tinh nhuệ.
“SFF là những chiến binh tuyệt vời trong chiến đấu ở khu vực biên giới, đặc biệt là đánh chiếm những cao điểm. Họ đều là những tay leo núi cự phách và biệt kích cừ khôi”, Amitabh Mathur – cựu cố vấn cho chính phủ Ấn Độ về Tây Tạng – tiết lộ.
Theo ông Amitabh Mathur, thông tin của SFF rất ít khi được tiết lộ ra ngoài, một phần vì tính nhạy cảm trong thành phần của lực lượng này.
Khu tự trị Tây Tạng ngày nay là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
“Nếu tất cả lực lượng SFF đều xuất hiện ở LAC lúc này, tôi cũng không mấy ngạc nhiên. Tình hình hiện đang rất căng thẳng”, ông Amitabh Mathur nói.
Nguồn: [Link nguồn]
Sau những diễn biến căng thẳng mới nhất ở khu vực Ladakh, Đường kiểm soát thực tế (LAC), Trung Quốc tuyên bố, không hề...