Liệu Trung Quốc có liên minh với Iran, Pakistan, Nga đối phó phương Tây?

Trung Quốc, Iran, Pakistan và Nga có cùng điểm chung mâu thuẫn với phương Tây nhưng liệu đây có thể là yếu tố giúp bốn nước nâng tầm quan hệ?

Ông Henry Storey, nhà phân tích làm việc tại Dragoman, công ty tư vấn rủi ro chính trị có trụ sở tại Melbourne, Australia đã có nhận định về những vấn đề này qua bài viết đăng tải trên trang The Interpreter của Viện Lowy và được trang CNA đăng tải lại.

Những mâu thuẫn đan xen trong quan hệ hợp tác

Việc Iran gia nhập Tổ chức Hợp tác an ninh Thượng Hải (SCO - Shanghai Cooperation Organization) hay 4 nước có kế hoạch hợp tác về Afghanistan và các cuộc tập trận hải quân của Nga, Trung Quốc, Iran gần đây... là điển hình cho sự phát triển trong quan hệ 4 nước Châu Á.

Bắc Kinh vốn có quan hệ bền chặt và mạnh mẽ với Islamabad trong khi Moscow và Tehran đang ngày càng thân thiết kể từ khi các nước này là đối tượng chịu các lệnh trừng phạt từ Mỹ. Cả 4 quốc gia đều có điểm chung là… bất đồng với Mỹ, chỉ là mức độ ít hay nhiều.

Tuy nhiên, theo Channel New Asia, giữa các nước này cũng có nhiều mâu thuẫn khiến họ chỉ giữ quan hệ hợp tác ở mức độ dè chừng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trao đổi trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh - AP

Tổng thống Nga Vladimir Putin trao đổi trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh - AP

Ví dụ như quan hệ giữa Nga và Trung Quốc, dù quan hệ hợp tác cấp cao giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo Nga rất tốt nhưng vấn đề lớn giữa hai bên vẫn là niềm tin.

Nga nhiều lần quan ngại về mục tiêu của Trung Quốc với khu vực Viễn Đông, Bắc Cực và Trung Đông.

Cả hai bên cũng không thể hiện rõ sự ủng hộ quyết liệt với nhau về các vấn đề gai góc như việc Nga sáp nhập Crimea/ xung đột tại miền Đông Ukraine hay như một điểm nóng ở khu vực châu Á.

Hai bên cũng không nêu quá cao vị trí chiến lược của nhau vì vướng mục đích thương mại. Chẳng hạn như thực tế các công ty Trung Quốc đang cùng Thổ Nhĩ Kỳ phát triển dự án kênh đào Istanbul, có thể mở rộng sự hiện diện của khối quân sự NATO trên Biển Đen.

Các mối liên kết khác trong nhóm bốn nước kể trên cũng không mạnh mẽ. Chẳng hạn như quan hệ giữa Nga và Iran, dù cả hai đều thể hiện ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhưng Nga và Iran lại cạnh tranh tại Syria.

Hơn nữa, để tránh gây xung đột không cần thiết với Mỹ, hiện nay, cả Moscow và Bắc Kinh đều không bán vũ khí cho Iran dù lệnh cấm mua bán vũ khí của Liên hợp quốc với Tehran đã hết hạn vào năm 2020.

Quốc kỳ Trung Quốc.

Quốc kỳ Trung Quốc.

Với quan hệ Pakistan – Trung Quốc, tuy cả hai đều dành cho nhau những lời khen ngợi “anh em sắt son” nhưng Islamabad cương quyết không hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc.

Điều này thể hiện qua việc Pakistan đang tìm cách xây dựng quan hệ vừa phải với Ấn Độ và tái thiết quan hệ với Mỹ.

Trung Quốc không muốn liên minh

Những giới hạn trên một lần nữa đặt ra vấn đề về sự sẵn sàng và khả năng Trung Quốc xây dựng liên minh.

Từ những năm 80 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã duy trì chính sách không có liên minh chính thức, nhằm duy trì khả năng linh động, độc lập và tự chủ.

Các học giả Trung Quốc cũng chỉ ra có rất ít ứng viên mà Bắc Kinh có thể thành lập liên minh đồng thời họ cũng cân nhắc kỹ giữa thiệt - hơn của Trung Quốc khi xây dựng quan hệ hợp tác sâu có ràng buộc.

Dù không có liên minh chính thức, Trung Quốc vẫn có thể tiếp cận các công nghệ quân sự tiên tiến, tăng cường hợp tác về chính trị và hạn chế tác động trong những liên minh mà Mỹ thiết lập tại Châu Á.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có tầm nhìn rõ về phát triển trong nước nhưng về quan hệ quốc tế vẫn chưa được bộc lộ rõ ràng. Ảnh - AP

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có tầm nhìn rõ về phát triển trong nước nhưng về quan hệ quốc tế vẫn chưa được bộc lộ rõ ràng. Ảnh - AP

Một lý do khác đó là, lúc này, Bắc Kinh chưa có tầm nhìn rõ ràng về các vấn đề quốc tế. Tuyên bố mà Trung Quốc thường nhắc đến về “một cộng đồng với chia sẻ chung về tương lai nhân loại” còn khá mơ hồ và khó định hình. Hơn nữa Nga, Pakistan và Iran không có thể tự tin khẳng định mình phù hợp với tương lai đó.

Song, những khía cạnh khác trong tầm nhìn, về sự phát triển của riêng Trung Quốc lại rất rõ ràng. Chẳng hạn như tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình về mục tiêu xây dựng quân đội Trung Quốc lên tầm thế giới vào đầu năm 2027, trở thành cường quốc hàng đầu thế giới đến năm 2049 - một thế kỷ sau khi thành lập Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa).

Khái niệm “phục hưng quốc gia” mà Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra được hiểu là đưa Trung Quốc trở lại đúng vị trí đỉnh cao trong hệ thống quốc tế.

Hiện tại, đã có rất nhiều bất đồng rõ ràng giữa tầm nhìn này với các mục tiêu chính sách đối ngoại của Tehran và Moscow. Đơn cử như Nga, nước này đang coi mình là cường quốc toàn cầu và mong muốn được đối xử ngang hàng như Mỹ và Trung Quốc.

Cuộc chiến chống COVID-19 và cán cân Trung Quốc - phương Tây

Là nước dập COVID-19 sớm nhất nhưng Trung Quốc không tận dụng hiệu quả lợi thế này, trong khi đó phương Tây hồi phục...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trang Trần (Theo CNA) ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN