Liên Hợp Quốc thông qua hiệp ước lịch sử về các vùng biển quốc tế

Các nước thành viên Liên Hợp Quốc đã thông qua hiệp ước đầu tiên để bảo vệ các vùng biển quốc tế, sau gần 20 năm thảo luận và đàm phán.

Ngày 19-6, các nước thành viên của Liên Hợp Quốc (LHQ) đã thông qua hiệp ước đầu tiên để bảo vệ các vùng biển quốc tế. Theo hãng tin AP, hiệp ước này đã được thảo luận và đàm phán trong gần 20 năm.

Hiệp ước sẽ tạo ra một cơ quan mới để quản lý việc bảo tồn sự sống ở đại dương và thiết lập các khu bảo tồn biển ở vùng biển quốc tế. Hiệp ước cũng đặt ra các quy tắc cơ bản để đánh giá tác động môi trường của các hoạt động thương mại trên đại dương.

Ngoài ra, hiệp ước cũng thiết lập các nguyên tắc chia sẻ “nguồn gen biển” do các nhà khoa học phát hiện ở vùng biển quốc tế.

Một nhóm thợ lặn khoa học đánh giá đa dạng sinh học biển trên đỉnh của một ngọn núi ngầm ở Porto Santo, Madeira, Bồ Đào Nha. Ảnh: LIÊN HỢP QUỐC

Một nhóm thợ lặn khoa học đánh giá đa dạng sinh học biển trên đỉnh của một ngọn núi ngầm ở Porto Santo, Madeira, Bồ Đào Nha. Ảnh: LIÊN HỢP QUỐC

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho rằng việc thông qua hiệp ước diễn ra vào thời điểm quan trọng, khi các đại dương đang bị đe dọa về nhiều mặt.

Ông cho biết biến đổi khí hậu đang thay đổi các kiểu thời tiết và dòng chảy đại dương, làm tăng nhiệt độ nước biển, “làm thay đổi hệ sinh thái biển và các loài sống ở đó”. Ông cũng nhấn mạnh sinh học biển “đang bị tấn công do đánh bắt, khai thác quá mức và acid hóa đại dương”.

Ông Guterres nhấn mạnh hiệp ước này rất quan trọng để giải quyết các mối đe dọa với đại dương. Ông kêu gọi tất cả quốc gia nỗ lực hết mình để đảm bảo hiệp ước được ký kết và phê chuẩn càng sớm càng tốt.

Theo AP, các đại dương tạo ra hầu hết lượng oxy mà chúng ta hít thở và hấp thụ carbon dioxide. Điều này khiến các đại dương đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, hiện chỉ có 1% diện tích đại dương được bảo vệ.

Hiệp ước sẽ được mở ký vào ngày 20-9, trong cuộc họp thường niên của các nhà lãnh đạo thế giới tại Đại hội đồng LHQ. Hiệp ước sẽ có hiệu lực sau khi được 60 quốc gia phê chuẩn.

Nguồn: [Link nguồn]

Quốc gia Tây Phi đề nghị Liên Hợp Quốc rút ”ngay” lực lượng gìn giữ hòa bình

Động thái của chính quyền quân sự lâm thời được xem là bước ngoặt lớn với quốc gia Tây Phi này. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo KHOA ĐIỀM ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN