Lí do Mỹ không tiêu diệt kênh tuyên truyền của IS

Nhằm chiêu mộ thêm binh sĩ, IS đã sử dụng rất hiệu quả hệ thống truyền thông phức hợp, như các kênh video, tài khoản mạng xã hội, tạp chí điện tử... Việc tiêu diệt những chân rết tuyên truyền này là bước đi rất quan trọng nếu Mỹ muốn diệt trừ hoàn toàn chủ nghĩa khủng bố.

Tuy nhiên, việc đánh sập bộ máy tuyên truyền của IS không phải đơn giản nếu chưa muốn nói là rất khó. Xóa sổ các tài khoản Twitter của IS không giúp ngăn chặn mạng lưới tuyên truyền của chúng vì các tài khoản mới sẽ mọc như nấm sau mưa. Chính quyền Mỹ hiện đang dồn trọng tâm vào việc xác định những video và nội dung tuyên truyền đó được sản xuất chính xác ở đâu.

 “Đây là một chiến dịch thông tin rất phức tạp. Thành công của chiến dịch phụ thuộc vào hai trụ cột là chất lượng và cả số lượng thông tin cung cấp”, trích bản báo cáo của Quỹ Quilliam, một nhóm tư vấn chiến lược chống khủng bố có trụ sở ở Anh. “Nếu xét tới phạm vi phát tán, các biện pháp tiêu cực như kiểm duyệt chắc chắn sẽ thất bại”.

Lí do Mỹ không tiêu diệt kênh tuyên truyền của IS - 1

Một nhân viên đặc vụ Mỹ giấu tên trả lời trên tờ Washington Times cho biết Lầu Năm Góc đã thành công trong việc xác định cơ sở sản xuất tin bài của IS tại các vùng lãnh thổ Syria và Iraq.

 “Rõ ràng là nếu chúng ta biết những tin tức tuyên truyền được sản xuất ở đâu, chúng ta có thể tiêu diệt được chúng tận gốc”, William McCants, một học giả ở Viện Brookings trả lời trên tờ Washington Times.

Tuy nhiên nó không đơn giản chỉ là ném một quả bom là xong. Theo một thành viên trước đây từng chiến đấu cho IS, nhiều cơ quan sản xuất video tuyên truyền của IS đặt ở những vùng đông dân cư sinh sống. Một người khác cho biết chúng lấy thiết bị sản xuất tin bài và đường truyền internet từ Thổ Nhĩ Kỳ và xây dựng các video thánh chiến trong một căn nhà hai tầng.

Nguồn tin thân cận với chính quyền Obama cho biết nếu không kích, thương vong rất lớn sẽ xảy ra nên các cuộc oanh tạc vẫn chưa được thực hiện.

“Kể cả khi chúng ta mạo hiểm thì cũng nên tỉnh táo. Phải tấn công IS một cách chính xác nhất để hạn chế thương vong”, Tổng thống Obama trả lời phóng viên ngày 15.12, nhấn mạnh: “IS đang cắm rễ sâu ở vùng đô thị. Chúng lẩn trốn cạnh dân thường, sử dụng chính những người vô tội làm lá chắn sống”.

Một số ý kiến khác cho rằng tiêu diệt kênh tuyên truyền của IS vào lúc này vẫn còn là quá sớm. Nghiên cứu các video tuyên truyền này có thể cung cấp dữ liệu quan trọng để tiêu diệt IS trong tương lai.

“Cần phải cân bằng giữa hành động và nghiên cứu cách thức chúng hoạt động thế nào”, một nguồn tin trả lời báo Times, cho biết “ném bom không phải là cách duy nhất để đánh sập một cơ sở tuyên truyền”.

Hiện tại, chiến lược truyền thông của chính quyền Obama phụ thuộc vào chương trình mang tên Trung tâm truyền thông chiến lược chống chủ nghĩa khủng bố thuộc Bộ Ngoại giao. Chương trình này hiện bị chỉ trích vì tính yếu kém và không hiệu quả.

Mặc dù có tới 69 nhân viên tham gia ngăn chặn các hoạt động tuyên truyền của IS, tuy nhiên kết quả thu được vẫn không khả quan chút nào.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh - Sputnik ([Tên nguồn])
Phiến quân Hồi giáo IS Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN