Lí do khiến hạm đội tàu sân bay Mỹ mạnh nhất thế giới
Để Mỹ có được vị thế hải quân hùng mạnh như ngày nay, hàng trăm thủy thủ đã thiệt mạng trên tàu sân bay.
Cất/hạ cánh trên tàu sân bay là thời điểm dễ xảy ra tai nạn nhất.
Lĩnh vực hàng không hải quân là một ngành mạo hiểm nhưng đã có tuổi đời hơn 75 năm ở Mỹ. Nhờ quy trình chuẩn mực, luyện tập không ngừng, Hải quân Mỹ tạo ra một hạm đội tàu sân bay hoạt động trơn tru và nhuần nhuyễn, trở thành nắm đấm sắt trước mọi quốc gia.
Tàu sân bay lớp Nimitz hiện đại nhất hiện nay của Mỹ.
Sự cố trên khoang tàu sân bay thường xuyên xảy ra nhưng Hải quân Mỹ luôn tìm mọi cách để khắc phục trong thời gian nhanh nhất. Bất kì tai nạn nào trên khoang cũng được phân tích, mổ xẻ để tìm giải pháp khắc phục.
Dù vậy, cái giá phải trả không hề rẻ, thậm chí là bằng tiền của, mồ hôi, máu và cả sinh mạng. Hàng trăm quân nhân Mỹ đã thiệt mạng hoặc bị thương khi cất/hạ cánh trên tàu sân bay. Một người từng làm việc trên tàu sân bay nói: “Mỗi quy định trên tàu sân bay được viết bằng máu của một người ngã xuống”.
Cuộc sống các thủy thủ gắn liền với tàu sân bay.
Những bài học đắt giá nhất trên tàu sân bay Mỹ được rút ra trong thời gian chiến tranh Việt Nam khi hàng loạt vụ cháy, nổ trên khoang diễn ra. Ngày 26.10.1966, pháo sáng magie phát nổ trên tàu USS Oriskany khiến 44 thủy thủ thiệt mạng, 156 người khác bị thương. 3 tàu sân bay bị phá hủy và 3 chiếc khác hư hỏng nặng.
Vụ việc thứ hai xảy ra năm 1967 khi một vụ cháy lớn xảy ra trên tàu USS Forrestal trong khi tham chiến ở vịnh Bắc Bộ khiến 134 thủy thủ bỏ mạng, 161 người khác bị thương. 21 máy bay chiến đấu bị hư hỏng và một quả tên lửa Zuni phát nổ khiến lửa lan khắp nơi. Hàng không mẫu hạm này hư hỏng nặng và mất vài tháng tu sửa.
Vụ việc cuối cùng xảy ra trong năm 1969 khi tên lửa Zuni phát nổ trên tàu USS Enterprise khiến 28 thủy thủ thiệt mạng, 314 người bị thương và 15 chiến đấu cơ hư hỏng. Vụ cháy nổ mất hơn 3 giờ mới có thể dập tắt hoàn toàn.
Dàn máy bay trên tàu sân bay.
Sau các vụ hỏa hoạn, cháy nổ trên khoang, Hải quân Mỹ tập trung tìm kiếm cách khắc phục và giảm thiểu thiệt hại, cũng như biện pháp quản lý vũ khí hiệu quả. Hải quân Mỹ đã thay đổi cấu trúc tàu sân bay để nó có thể tránh các tai nạn tương tự. Quá trình sửa đổi hệ thống cũng khiến hàng chục thủy thủ thiệt mạng và gây hư hại cho 3 tàu sân bay.
Mạng sống của họ luôn gặp nguy hiểm khi làm việc trên khoang.
Các bài học trên giúp Hải quân Mỹ thay đổi rất nhiều kết cấu của tàu sân bay. Những phần nhỏ khác được chỉnh sửa sau này cũng rất quan trọng. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất là tăng độ an toàn trên khoang, nơi dễ xảy ra sự cố nhất.
Một ví dụ tiêu biểu là hệ thống chỉ giới, cảnh báo và yêu cầu nhân viên kiểm soát không đứng gần máy bay khi cất hạ cánh. Tác giả bài viết Dave Majumdar kể trường hợp một người đứng gần máy bay phản lực từng bị hút vào động cơ vì khoảng cách quá gần. May mắn là người này không thiệt mạng.
Khoang tàu sân bay là nơi nguy hiểm nhiều nhất.
Một thủy thủ từng làm việc trên tàu sân bay nói rằng dù đã có thâm niên làm việc nhưng ngày nào ông cũng phải học hỏi cái mới: “Chúng tôi có 75 năm vận hành tàu sân bay. Mức độ an toàn và các quy chuẩn được đặt ra rất nghiêm ngặt để đảm bảo giảm thiểu rủi ro và an toàn tối đa khi hạ cánh. Vậy nhưng cái mới vẫn xuất hiện mỗi ngày”.
Trên thế giới, chỉ có một quốc gia duy nhất sở hữu tàu sân bay lớn đủ đọ sức với tàu sân bay Mỹ, và đó không phải...