Lệnh ngừng bắn ký được vài phút, Armenia và Azerbaijan đã lại bắn nhau

Hôm 10.10, Armenia và Azerbaijan cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn vừa ký còn chưa kịp ráo mực. Hành động của Armenia và Azerbaijan đặt ra dấu hỏi lớn về việc họ có “nể mặt” Nga hay không, Reuters nhận xét.

Vài phút sau khi ký lệnh ngừng bắn, Armenia và Azerbaijan đã cáo buộc đối phương pháo kích vào lãnh thổ của nhau (ảnh: Reuters)

Vài phút sau khi ký lệnh ngừng bắn, ArmeniaAzerbaijan đã cáo buộc đối phương pháo kích vào lãnh thổ của nhau (ảnh: Reuters)

Chỉ vài phút sau khi lệnh ngừng bắn được ký kết, cả Armenia và Azerbaijan đều cáo buộc đối phương phá vỡ thỏa thuận.

Bộ Quốc phòng Armenia cáo buộc Azerbaijan pháo kích trúng một khu dân cư bên trong lãnh thổ nước này.

Ở chiều ngược lại, Armenia cáo buộc quân đội Azerbaijan mở cuộc tấn công mới chỉ 5 phút sau khi lệnh ngừng bắn được ký kết.

Hôm 9.10, cả Armenia và Azerbaijan đã tham gia vào cuộc đàm phán hòa bình tại thủ đô Moscow, Nga. Cuộc đàm phán được cho là do Tổng thống Nga Putin chủ trương và Pháp nhiệt tình ủng hộ.

Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev nói với hãng tin RBC của Nga rằng, các bên tham chiến ở Nagorno-Karabakh đã cố gắng cho một cuộc đàm phán, nhưng hành động của Armenia sẽ “gây ra nhiều cuộc chiến hơn trong tương lai”.

“Chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng và đòi lại phần lãnh thổ hợp pháp của mình”, ông Aliyev nói.

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Azerbaijan Jeyhun Bayramov cho rằng, lệnh ngừng bắn chỉ kéo dài chừng nào Hội Chữ thập đỏ lo liệu xong việc trao đổi tử thi người thiệt mạng do giao tranh.

Bộ Ngoại giao Armenia cho biết, nước này đang cố gắng sử dụng tất cả các kênh ngoại giao để kéo dài lệnh ngừng bắn.

Chính quyền tự xưng Nagorno-Karabakh cáo buộc Azerbaijan sử dụng đàm phán ngừng bắn để chuẩn bị lực lượng tái giao tranh.

Nagorno-Karabakh được pháp luật quốc tế công nhận là lãnh thổ hợp pháp của Azerbaijan.

Nga đã nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho xung đột giữa Armenia và Azerbaijan (ảnh: AP)

Nga đã nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho xung đột giữa Armenia và Azerbaijan (ảnh: AP)

Cuộc đàm phán đầu tiên giữa Armenia và Azerbaijan được tiến hành ở Moscow dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, sau khi chiến sự nổ ra hồi cuối tháng 9 gây nhiều thương vong.

Azerbaijan cho biết, các cuộc đàm phán hòa bình tiếp theo (nếu có xảy ra) thì phải có thêm sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ. Azerbaijan cáo buộc sự tham gia của Pháp vào hòa giải là không khách quan.

Dmitri Trenin – cựu đại tá quân đội Nga – cho rằng, bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng có thể gặp thất bại bước đầu và Nga vẫn luôn giữ vai trò quan trọng nhất để giúp Armenia và Azerbaijan lắng nghe nhau.

“Nga không thể lùi bước vào lúc này”, ông Dmitri Trenin nói.

Thổ Nhĩ Kỳ – quốc gia lên tiếng ủng hộ Azerbaijan trong cuộc chiến – đã hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn do Nga chủ trì. Tuy nhiên, Ankara cho rằng, Nga cần làm nhiều hơn nữa.

“Lệnh ngừng bắn là một bước quan trọng nhưng không phải giải pháp lâu dài cho tình hình hiện tại. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ luôn sát cánh cùng Azerbaijan trên cả chiến địa lẫn bàn đàm phán”, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ thông báo hôm 10.10.

Phát biểu trên sóng truyền hình quốc gia vài giờ trước khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Armenia, Tổng thống Azerbaijan nói rằng nước này có “quyền giành lại lãnh thổ bằng vũ lực” và “những cuộc đàm phán kéo dài hơn 30 năm qua không đạt được chút tiến bộ nào”.

Giao tranh khốc liệt giữa Armenia và Azerbaijan nổ ra từ ngày 27.9, khiến ít nhất hơn 400 người thiệt mạng, theo Reuters.

Armenia và Azerbaijan bất ngờ ngồi vào bàn đàm phán: Cái uy của ”ông kẹ” Nga

Đang giao chiến quyết liệt, hôm 9.10, cả Armenia và Azerbaijan lại bất ngờ ngồi vào bàn đàm phán tìm kiếm hòa bình tại Moscow,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Reuters ([Tên nguồn])
Xung đột Armenia và Azerbaijan Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN