Lầu Năm Góc nói chiến dịch phản công ở Ukraine chưa được như kỳ vọng

Quyết định của Washington trong việc cung cấp bom chùm gây tranh cãi cho Ukraine một phần bị ảnh hưởng bởi thực tế là cuộc phản công của Ukraine “chậm hơn so với mong đợi”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ về Chính sách Colin Kahl nói với các phóng viên hôm thứ Sáu.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ về Chính sách Colin Kahl. Ảnh: Lầu Năm Góc

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ về Chính sách Colin Kahl. Ảnh: Lầu Năm Góc

Phát biểu ngay sau khi Nhà Trắng thông báo Tổng thống Joe Biden thông qua việc gửi đạn thông thường cải tiến có mục đích kép (DPICM) tới Ukraine, Thứ trưởng Kahl nói rằng quyết định này bị ảnh hưởng bởi “sự cấp bách của thời điểm hiện tại”.

“Chúng tôi muốn đảm bảo rằng người Ukraine có đủ pháo binh để tiếp tục chiến đấu trong bối cảnh cuộc phản công hiện nay, và bởi vì mọi thứ đang diễn ra chậm hơn một chút so với mong đợi”, ông nói.

Thứ trưởng thừa nhận rằng “người Nga đã đào sâu thành công hơn, có lẽ nhiều hơn dự đoán”.

Sau nhiều tháng trì hoãn, cuộc phản công của Ukraine bắt đầu vào ngày 4/6, theo Bộ Quốc phòng Nga. Bị pháo binh Nga áp đảo và thiếu sự hỗ trợ từ trên không, các lữ đoàn Ukraine do phương Tây huấn luyện đã tiến qua các bãi mìn của Nga, chịu thương vong nặng nề, Mátxcơva cho biết.

Thứ trưởng Kahl hôm thứ Sáu tuyên bố rằng các lực lượng của Kiev vẫn đang “thăm dò các điểm yếu” trong mạng lưới phòng thủ nhiều lớp của Nga và rằng phần lớn sức mạnh chiến đấu của Ukraine “chưa được huy động”.

Ông nói bom đạn chùm sẽ đóng vai trò là “cầu nối” cho đến khi Mỹ và các đồng minh có thể tăng cường sản xuất đạn pháo 155mm thông thường cho Ukraine.

Bom đạn chùm bị cấm sản xuất/sử dụng/dự trữ ở hơn 100 quốc gia, vì khi phát nổ, chúng tung ra nhiều quả bom nhỏ trên một khu vực rộng lớn. Và những quả bom chưa nổ có thể gây ra rủi ro nghiêm trọng cho dân thường trong nhiều năm sau khi chiến tranh kết thúc. Mỹ không tham gia lệnh cấm, chỉ cấm xuất khẩu loại đạn này với tỷ lệ lép hơn 1%. Tuy nhiên, hạn chế có thể được dỡ bỏ bằng quyết định miễn trừ của tổng thống.

Tổng thống Biden đã dỡ bỏ lệnh cấm cung cấp đạn DPICM cho Ukraine dựa trên lời khuyên "nhất trí" từ các quan chức an ninh, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan nói với các phóng viên hôm thứ Sáu.

Hé lộ hệ thống rải mìn từ xa ”đặc dị” của Nga khiến Ukraine gặp khó trong phản công

Hệ thống vũ khí rải mìn cơ động của Nga đã tạo ra hàng rào phòng thủ khiến quân đội Ukraine gặp khó khăn đáng kể trong nỗ lực phản công.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh - RT ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN