Latvia cảnh báo chặn tàu Nga ra biển Baltic: Điện Kremlin lên tiếng
Ông Dmitry Peskov – phát ngôn viên Điện Kremlin – cho biết, Moscow không chấp nhận bất cứ quốc gia nào gây sức ép đối với Nga.
Hạm đội trên biển Baltic của Nga (ảnh: RT)
Phát biểu trước báo giới hôm 23/10, ông Peskov cho rằng, việc Latvia cảnh báo đóng cửa biển Baltic đối với tàu thuyền Nga là không thể chấp nhận được.
“Bất kỳ lời đe dọa nào cũng phải được xem xét một cách nghiêm túc, dù nó đến từ ai. Tuy nhiên, những lời đe dọa đối với Nga là không thể chấp nhận được”, ông Peskov nói.
Hôm 8/10, Balticonnector, đường ống dẫn khí đốt Phần Lan – Estonia, bất ngờ ngưng hoạt động do mất áp suất. Ông Sauli Niinisto – Tổng thống Phần Lan – cáo buộc có “tác nhân bên ngoài” khiến đường ống Balticonnector bị rò rỉ.
Bình luận về vụ việc, Tổng thống Latvia – ông Edgars Rinkevics – cảnh báo đóng cửa biển Baltic đối với tàu thuyền Nga.
“Tôi muốn nói rằng, nếu chúng ta gặp phải những sự cố kiểu này, thì NATO nên đóng cửa biển Baltic đối với tàu thuyền. Điều này có thể thực hiện được”, ông Rinkevics nói hôm 19/10, bình luận về sự cố đối với đường ống Balticonnector.
Văn phòng của Tổng thống Latvia sau đó cho biết, ông Rinkevics đang đề cập tới hoạt động trên biển Baltic của các tàu thuyền Nga.
Latvia, Phần Lan và Estonia có mối quan hệ thân thiết và đều là thành viên của khối NATO.
NATO hôm 19/10 thông báo sẽ tăng cường tuần tra ở Biển Baltic sau sự cố với đường ống Balticonnector
Phát biểu hôm 23/10, ông Peskov tuyên bố, Nga không liên quan tới sự cố đối với đường ống Balticonnector.
“Đáp lại, tôi muốn hỏi ngài Tổng thống Latvia rằng, cần phải làm gì trên biển Baltic sau khi cuộc điều tra kết thúc và làm rõ được ai đã phá hoại đường ống Nord Stream của Nga?”, ông Peskov nói.
Tháng 9 năm ngoái, đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2 dẫn khí đốt qua biển Baltic của Nga gặp sự cố rò rỉ nghiêm trọng. Hiện cả 2 đường ống trị giá hàng tỷ USD của Nga đã ngừng hoạt động. Nga cáo buộc Mỹ đứng sau vụ phá hoại đường ống.
Theo RT, nếu cửa biển Baltic bị phong tỏa, hoạt động của cảng St. Petersburg (Nga) có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc vận tải hàng hóa bằng đường biển từ lục địa Nga với vùng lãnh thổ Kaliningrad cũng bị gián đoạn.
Nguồn: [Link nguồn]
Được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước, căn cứ ngầm này từng giúp một nước đồng minh Liên Xô che giấu sức mạnh không quân “khủng” khỏi mạng lưới tình báo...