Lãnh đạo Trung Quốc, Nga, Anh, Đức…truyền tải gì trong thông điệp năm mới?

Thông điệp năm mới của lãnh đạo các nước phản ánh đặc điểm của từng quốc gia trong năm cũ 2022 và kỳ vọng của họ trong năm mới 2023.

Ngày 31-12-2022, khép lại một năm 2022 đầy thách thức, nhiều lãnh đạo thế giới đã gửi đi các thông điệp mừng năm mới 2023.

Tổng thống Nga: Nga sẽ không nhượng bộ phương Tây

Đài truyền hình nhà nước Nga phát thông điệp năm mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Putin cho rằng phương Tây đang nỗ lực sử dụng Ukraine như một công vụ hủy hoại nước Nga, và đất nước của ông sẽ không bao giờ nhượng bộ. Theo ông Putin, Nga đang chiến đấu ở Ukraine để bảo vệ “tổ quốc” của mình và để đảm bảo “nền độc lập thực sự” cho người dân Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: SPUTNIK

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: SPUTNIK

Trong thông điệp video mừng năm mới, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thừa nhận tình hình ở tiền tuyến vẫn "khó khăn" và chỉ trích Ukraine và phương Tây vì đã cố gắng kiềm chế Nga. Tuy nhiên ông Shoigu vẫn khẳng định chiến thắng của Nga trước Ukraine là điều "chắc chắn xảy ra".

Thủ tướng Anh: Các vấn đề sẽ không biến mất trong năm 2023

Trong thông điệp năm mới, Thủ tướng Anh Rishi Sunak lưu ý rằng các vấn đề của Anh sẽ không biến mất trong năm 2023, cuộc xung đột ở Ukraine là một trong những thách thức lớn nhất phía trước.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak. Ảnh: AP

Thủ tướng Anh Rishi Sunak. Ảnh: AP

Theo ông, việc xung đột Nga-Ukraine diễn ra trong bối cảnh thế giới đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch “đã tác động kinh tế sâu sắc trên khắp thế giới, mà cũng không tránh khỏi”.

Ông Sunak cam kết tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine. Ông cũng công bố lễ đăng quang của Vua Charles III sẽ diễn ra vào ngày 6-5.

Thủ tướng Đức: Vẫn phải tính đến bài toán năng lượng

Trong thông điệp năm mới gửi đến toàn dân Đức, Thủ tướng Olaf Scholz khen ngợi nỗ lực của Đức nhằm thoát phụ thuộc vào khí đốt của Nga, kêu gọi mọi người tiếp tục tiết kiệm năng lượng trong năm mới và cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, theo hãng tin AP.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz.

Đức bắt tay vào nỗ lực tích trữ khí đốt và đa dạng hóa nguồn cung cấp sau xung đột Nga-Ukraine, bắt đầu xây dựng các trạm khí đốt tự nhiên hóa lỏng — trạm đầu tiên được khánh thành hai tuần trước.

Ông Scholz tự tin rằng Đức sẽ vượt qua mùa đông này, và với những nỗ lực tích trữ và đa dạng nguồn cung thì Đức và châu Âu độc lập với khí đốt của Nga trong thời gian dài. Tuy nhiên ông thừa nhận bài toán năng lượng “sẽ vẫn quan trọng trong những tháng tới”.

Ông Scholz cũng nhận định rằng Liên minh châu Âu và khối quân sự Tổ chức Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đoàn kết hơn so với trước đây.

Thủ tướng Singapore: Tăng trưởng kinh tế sẽ chậm

Trong thông điệp năm mới 2023, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đánh giá thận trọng rằng cần chuẩn bị cho những bất ổn phía trước, dự báo tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Ảnh: STRAIT TIMES

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Ảnh: STRAIT TIMES

Thủ tướng Lý kêu gọi người dân Singapore "đoàn kết như một dân tộc" trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức và căng thẳng địa chính trị ở nhiều khu vực trên thế giới. Theo ông triển vọng quốc tế "vẫn còn nhiều vấn đề", đề cập đến vấn đề Nga-Ukraine vẫn đang tiếp diễn và căng thẳng Mỹ-Trung kéo dài.

Theo Thủ tướng Lý, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) "rất có thể rơi vào suy thoái" trong năm 2023, và điều này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Singapore.

Ông Lý cũng đề cập đến tình hình COVID-19 ở Trung Quốc: “Trung Quốc phục hồi nhanh như thế nào sau COVID-19 vẫn còn phải chờ xem”.

Chủ tịch Trung Quốc: Thế giới chứng kiến những thay đổi chưa từng thấy

Trong thông điệp năm mới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề cập sự thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), sự phát triển lành mạnh của kinh tế, và sự điều chỉnh phản ứng với COVID-19.

Ông Tập thừa nhận còn nhiều thách thức khó khăn với giai đoạn ứng phó với COVID-19 này tuy nhiên “ánh sáng hy vọng đang ở ngay trước mặt chúng ta”, đồng thời tin tưởng rằng “nền kinh tế Trung Quốc có khả năng phục hồi mạnh mẽ, tiềm năng và sức sống to lớn”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu năm mới 2023 vào tối 31-12-2022 tại Bắc Kinh. Ảnh: TÂN HOA XÃ

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu năm mới 2023 vào tối 31-12-2022 tại Bắc Kinh. Ảnh: TÂN HOA XÃ

Ông Tập nhấn mạnh rằng “Trung Quốc ngày nay là một quốc gia liên kết chặt chẽ với thế giới” đồng thời đề cập các cuộc đón tiếp lãnh đạo các nước đến thăm cũng như việc ông công du nước ngoài “để truyền đạt các đề xuất của Trung Quốc với thế giới”.

“Những thay đổi chưa từng thấy trong một thế kỷ đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn và thế giới vẫn chưa phải là một nơi yên tĩnh. Chúng ta trân trọng hòa bình và phát triển, coi trọng bạn bè và đối tác như chúng tôi vẫn luôn làm. Chúng ta đứng về phía lẽ phải của lịch sử, đứng về phía nền văn minh và tiến bộ của nhân loại. Chúng ta nỗ lực đóng góp trí tuệ và giải pháp của Trung Quốc cho sự nghiệp hòa bình và phát triển của toàn nhân loại” – ông Tập truyền tải trong thông điệp năm mới.

Những điểm nóng của năm 2022

Năm 2022 kết thúc với nhiều diễn biến mang tính bản lề như chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã lật tung trật tự địa chính thế giới, kéo theo cuộc khủng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ĐĂNG KHOA ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN