Lãnh đạo Chechnya giải thích lý do ủng hộ chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine

Lãnh đạo Cộng hòa Chechnya, Ramzan Kadyrov ngày 15.3 nêu lý do ủng hộ chiến dịch quân sự mà Nga phát động ở Ukraine, cũng như việc các lực lượng Chechnya can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột.

Lãnh đạo CH Chechnya Ramzan Kadyrov là người đặc biệt trung thành với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Lãnh đạo CH Chechnya Ramzan Kadyrov là người đặc biệt trung thành với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trả lời truyền thông Ả Rập, ông Kadyrov cho rằng việc Nga công nhận độc lập của hai vùng lãnh thổ ly khai Ukraine là Donetsk và Lugansk giúp tránh đổ máu cho 4 triệu người dân sống ở hai vùng này.

Ông Kadyrov nói có một hệ tư tưởng cực đoan len lỏi ở Ukraine, cổ xúy cho các hành động thù địch với Nga, với cộng đồng người nói tiếng Nga.

“Tôi cảm thấy đau lòng khi chứng kiến Ukraine sau hàng thập kỷ, lại rơi vào cảnh như chúng tôi từng trải qua trong quá khứ, nhưng chúng tôi đã vượt qua”, ông Kadyrov nói, ám chỉ hai cuộc chiến tranh chống Nga của người Chechnya trong giai đoạn năm 1990-2000.

“Người Chechnya đã trải qua những hành động ác ý và xảo quyệt của phương Tây, nhằm bằng mọi cách sử dụng người bản địa để hủy hoại Nga, bất chấp thương vong”, ông Kadyrov nói.

Tổng thống Nga Vladimir Putin lên nắm quyền vào ngày 31.12.1999 và Chechnya là vấn đề đầu tiên mà ông Putin ưu tiên giải quyết.

Ông Kadyrov nói nhờ sự giúp đỡ của ông Putin, người Chechnya “đã đẩy lùi kẻ thù và khôi phục hòa bình trong khu vực”.

“Ở Ukraine, chống Nga trở thành quan điểm được lan truyền rộng rãi và ngày càng trở nên cực đoan hơn khi chính quyền Kiev công khai ngả về phương Tây. Mặt khác, Ukraine vẫn tiếp tục nhận các khoản hỗ trợ, mua dầu khí với giá ưu đãi từ Nga”, ông Kadyrov nói.

Theo ông Kadyrov, các nhóm vũ trang có tư tưởng cực đoan ở Ukraine như tiểu đoàn Azov và Aidar không chịu sự chi phối của chính phủ, đơn phương gây ra những hành động tàn bạo nhằm vào cộng đồng người nói tiếng Nga ở miền đông.

Mỹ và phương Tây đã làm ngơ cho các nhóm vũ trang cực đoan này, thậm chí còn cung cấp thêm vũ khí và trang thiết bị quân sự, ông Kadyrov nói.

Trong 8 năm giao tranh ở miền đông Ukraine, xung đột đã khiến khoảng 13.000 người chết, chủ yếu là dân thường. Nga coi cuộc xung đột là một thảm họa nhân đạo, nhưng Mỹ và phương Tây lại có quan điểm khác, ông Kadyrov nói.

Ông Kadyrov cũng nhắc đến việc Ukraine cảnh báo sẽ phát triển vũ khí hạt nhân, coi đây là lời đe dọa nguy hiểm nhằm vào Nga, do tên lửa phóng từ Ukraine chỉ mất khoảng 4 phút để bay tới Moscow, rất khó có thể kịp đánh chặn.

“Bởi vì những lý do như vậy, Nga đã đưa ra quyết định đúng đắn khi phát động chiến dịch quân sự, nhằm giải giáp vũ khí và loại bỏ hệ tư tưởng cực đoan ở Ukraine”, ông Kadyrov nói. “Bằng cách này, Nga về lâu dài sẽ tránh được nguy cơ NATO mượn tay Ukraine để giáng đòn nhằm vào Moscow”.

Ông Kadyrov nhấn mạnh: “Nga không có mục tiêu chiếm đóng Ukranie. Người dân Ukraine có quyền quyết định tương lai mà không có sự can thiệp của phương Tây hay các nhóm cực đoan. Nga luôn đảm bảo quyền tự quyết của các quốc gia”.

Hôm 14.3, ông Kadyrov lần đầu tiên tiếng xác nhận đích thân tới Ukraine để giám sát các lực lượng tinh nhuệ Chechnya. Một ngày sau, ông Kadyrov nói các lực lượng Chechnya được giao trọng trách dẫn đầu nhánh tiến công vào thành phố Mariupol ở phía đông nam Ukraine. 

Ông Zelensky thừa nhận Ukraine không thể gia nhập NATO

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận rằng, cần phải chấp nhận thực tế là Kiev sẽ không trở thành một thành viên của liên minh quân sự NATO, dấu hiệu cho thấy ông...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Arab News ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN