Lần hiếm hoi binh sĩ Ấn Độ chiến đấu sâu trong lãnh thổ Trung Quốc
Trước khi chiến tranh biên giới Trung-Ấn nổ ra giai đoạn những năm 1960, các binh sĩ Ấn Độ đã từng tham chiến sâu trong lãnh thổ Trung Quốc.
Binh sĩ Ấn Độ có mặt ở Thượng Hải, Trung Quốc.
Cách đây khoảng 120 năm, phong trào Nghĩa Hòa Đoàn do nhà Thanh ở Trung Hoa hậu thuẫn. Khởi nghĩa nhằm chống lại ảnh hưởng của thế lực nước ngoài trong các lĩnh vực giao thương, chính trị, văn hóa, công nghệ và tôn giáo.
Cuộc khởi nghĩa dẫn đến việc vô số các nhà truyền đạo phương Tây bị sát hại ở phía bắc Trung Quốc. Liên quân 8 nước đã đổ bộ vào Trung Hoa năm 1899 nhằm đánh tan khởi nghĩa, buộc nhà Thanh kí hiệp ước bất bình đẳng.
Tướng Pratap Singh và Ganga Singh chỉ huy lực lượng người Ấn Độ tham chiến sâu trong lãnh thổ Trung Quốc, dưới danh nghĩa đế quốc Anh, theo Times of India. Ấn Độ khi đó là thuộc địa của Anh.
Theo tài liệu lịch sử chính thức của Ấn Độ, khi biết tin lực lượng Ấn Độ sẽ được huy động đến Trung Quốc, Ganga Singh đã tình nguyện tham gia.
Mahendra Khadgawat, giám đốc Cục lưu trữ bang Rajasthan, nói: “Theo các tài liệu mà chúng tôi lưu giữ, Ganga Singh rời Ấn Độ vào ngày 1.9.1900 và đến Hong Kong vào ngày 14.9”.
“Ở Thiên Tân, Ganga Singh chỉ huy một sư đoàn kỵ binh, tham gia vào nhiều trận đánh, bao gồm cuộc vây hãm ở Pao Ting Fu (Nay là Bảo Định, thành phố ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) và chiến thắng ở Pitang”, Khadgawat nói.
Các tài liệu lịch sử nêu rõ tướng Ganga Singh trở về Ấn Độ vào tháng 12.1900 và được phó vương Ấn Độ, Lord Curzon trọng thương. Lord Curzon là một chính trị gia Anh, làm phó vương Ấn Độ từ năm 1899-1905.
Trong quãng thời gian tham chiến ở Trung Quốc, tướng Pratap Singh có ghi chép lại về vấn đề binh sĩ phương Tây đàn áp người bản địa, bao gồm cưỡng hiếp và tra tấn.
Sỹ quan Hari Singh từng giải cứu một phụ nữ Trung Quốc bị lính đế quốc Nga ép phải diễu hành khỏa thân. Các nhà sử học Ấn Độ cho biết, Hari Singh đã yêu cầu lính Nga trả tự do cho phụ nữ Trung Quốc. Khi họ không đồng ý, các binh sĩ Ấn Độ đã bắt luôn lính Nga và đưa về trụ sở chỉ huy.
Theo Times of India, phong trào Nghĩa Hòa Đoàn có thể là lần đầu tiên người Ấn Độ và Trung Quốc trực tiếp chạm trán nhau trong một cuộc chiến. Đây là thông tin rất đáng chú ý trong bối cảnh căng thẳng biên giới Trung-Ấn ngày càng leo thang.
Nguồn: [Link nguồn]
Quân đội Trung Quốc ở Ladakh, Đường kiểm soát thực tế (LAC) đã hoàn toàn bất ngờ trước sự di chuyển và xuất hiện...