Trận 20 vạn quân Thổ Phồn đánh chiếm kinh đô Trung Hoa, lập hoàng đế bù nhìn

Sư trỗi dậy của người Tạng đạt đến đỉnh cao vào giai đoạn những năm 760, với cuộc chinh phạt đưa 20 vạn quân Thổ Phồn tràn vào kinh thành Trường An, một trong những thành phố đông dân và nhộn nhịp nhất thế giới lúc bấy giờ.

Kinh đô Trường An thời nhà Đường từng rơi vào tay người Tây Tạng.

Kinh đô Trường An thời nhà Đường từng rơi vào tay người Tây Tạng.

Đến cuối thế kỷ thứ 7, người Tạng kiểm soát hầu hết vùng đất quanh Con đường Tơ lụa (nay là Tân Cương), phía đông lãnh thổ kéo dài đến Vân Nam. Sau cái chết của vua Thổ Phồn Tridu Songtsen, quyền lực rơi vào tay thái hậu Tri Malo.

Giống như nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên duy nhất của Trung Hoa (làm hoàng đế từ năm 684-705), Tri Malo có ảnh hưởng sâu rộng đến vương triều ở Tây Tạng, thông qua việc dựng lên cháu trai làm vua.

Bà ta là người dàn xếp để cháu trai Tri Detsukten cưới công chúa nhà Đường. Công Chúa Kim Thành là con gái của một hoàng tử nhà Đường. Cô lớn lên trong cung và được hoàng đế Đường Trung Tông coi như con gái nuôi.

Năm 710, đích thân Đường Trung Tông có mặt ở vùng biên cương, tổ chức bữa tiệc linh đình đón đoàn sứ giả Thổ Phồn. Hoàng đế nhà Đường nói những lời đẹp nhất dành cho công chúa trẻ, bày tỏ sự nuối tiếc vì công chúa phải cưới chồng ở nơi rất xa.

Đế quốc Thổ Phồn (màu đen) tấn công nhà Đường (màu vàng) và phe nổi dậy do An Lộc Sơn chỉ huy (màu cam).

Đế quốc Thổ Phồn (màu đen) tấn công nhà Đường (màu vàng) và phe nổi dậy do An Lộc Sơn chỉ huy (màu cam).

Ở Tây Tạng, công chúa Kim Thành được ở cung điện hoàn toàn mới, xây trên một mảnh đất rất rộng. Nhưng mối quan hệ hôn nhân này không giúp đem lại hòa bình giữa Thổ Phồn và nhà Đường. Người Tạng tiếp tục lấn tới, đòi nhà Đường nhượng vùng Jiuqu (nay là Tây Ninh, tỉnh Thanh Hải). Vùng đất màu mỡ và giàu tài nguyên này về sau là nơi đại quân Thổ Phồn hạ trại trước khi đánh thẳng vào Trung Nguyên.

Mùa thu năm 714, hai tướng Thổ Phồn là Pendayan và Qilixu thống lĩnh 10 vạn quân đánh xuống vùng Cam Túc của nhà Đường, mặc sức cướp phá và bắt gia súc. Tướng trấn thủ Yang Ju vì quá sợ hãi đã uống thuốc độc tự sát.

Chỉ đến khi quân triều đình xuất hiện, nhà Đường mới dẹp yên cuộc xung đột do Thổ Phồn gây ra. Theo sử sách nhà Đường, quân địch chết như ngả rạ trên sông Tao, nhiều đến mức chặn cả dòng chảy.

“Ranh giới của chúng ta với người Tạng đã được phân chia dựa trên con sông Hoàng Hà. Vậy mà họ vẫn vô cớ xâm phạm. Lần này chúng ta phá bỏ cây cầu bắc qua sông, canh giữ biên cương thật chặt”, các đại thần nhà Đường nói, theo tài liệu chép trong cuốn sách Nguồn gốc Tây Tạng.

Binh sĩ Trung Hoa ở kinh đô Trường An thời nhà Đường.

Binh sĩ Trung Hoa ở kinh đô Trường An thời nhà Đường.

Cái chết của công chúa Kim Thành năm 739 do dịch bệnh càng khiến làn sóng bài trừ Trung Hoa nở rộ ở Tây Tạng. Năm 755, nhà Đường chìm trong bất ổn vì cuộc nổi dậy Loạn An Sử. Một vài quý tộc Tây Tạng nhân cơ hội này lật đổ vua Tri Detsuktsen, dựng con trai của 13 tuổi của ông lên nối ngôi.

Nhà vua trẻ Tri Songdetsen là người theo Phật giáo, nhưng không có quan điểm thân thiện với Trung Hoa như cha mình. Năm 763, 20 vạn quân Thổ Phồn đánh thẳng vào kinh đô Trường An, khiến toàn bộ vùng phía bắc và tây Trung Hoa đều chịu ảnh hưởng của Thổ Phồn.

Trước đó, tháng 6.762, hai phái đoàn Thổ Phồn đến diện kiến hoàng đế Trung Hoa, thực chất là để do thám, tìm hiểu tình hình Trung Nguyên. Thổ Phồn lộ rõ mưu đồ xâm lược vào tháng 3.763, khi hai sứ giả của nhà Đường vừa đặt chân đến Tây Tạng, liền bị bắt giữ.

Tám bia ghi lại dấu mốc Thổ Phồn với nhà Đường đạt hòa ước năm 823.

Tám bia ghi lại dấu mốc Thổ Phồn với nhà Đường đạt hòa ước năm 823.

Tháng 9.763, 20 vạn quân Thổ Phồn tấn công, không lâu sau đến được địa phận thành Trường An. Hoàng đế Đường Đại Tông liền sơ tán đến Shanzhou, tỉnh Hà Nam, bỏ lại kinh thành không có người canh giữ.

Quân Thổ Phồn dựng lên hoàng đế bù nhìn Lý Thừa Hoành, một hoàng thân nhà Đường. Nhưng vì không hợp với địa hình và khí hậu đồng bằng, triều đình mới lại không được thừa tướng Miao Jinqing ủng hộ, binh sĩ Thổ Phồn phải rút khỏi Trường An sau 15 ngày.

Quân triều đình nhà Đường nhân cơ hội truy quét lực lượng Thổ Phồn cho đến khi toàn quân rút khỏi Trung Nguyên.

Lý Thừa Hoành được hoàng đế Đường Đại Tông tha chết tội làm phản, bị đày đến Vị Nam, tỉnh Thiểm Tây và qua đời không lâu sau đó.

Sự kiện quân Thổ Phồn cướp phá thành Trường An đánh dấu sự trỗi dậy mạnh mẽ của người Tạng. Đến năm 842, Thổ Phồn tan rã do nội chiến, phân liệt thành nhiều vương quốc nhỏ.

Trận Thổ Phồn đánh tan 10 vạn quân nhà Đường, gây chấn động Trung Hoa

Người Tạng dưới thời đế quốc Thổ Phồn từng lập nên chiến công lịch sử, đánh tan 10 vạn quân nhà Đường của hoàng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN