Lần đầu tiên sau 42 năm, Mỹ bất ngờ cử một đại sứ đến đảo Đài Loan
Phó tổng thư ký Hiệp hội Luật Quốc tế Đài Loan, nói với hãng tin CNA rằng chuyến thăm này "không hề tầm thường."
Đại sứ Mỹ tại Paulau Hennessey-Niland trong chuyến thăm Đài Loan.
Đại sứ đầu tiên kể từ khi cắt đứt quan hệ
Thông tấn trung ương Đài Loan (CNA) ngày 30/3 đưa tin, hôm Chủ nhật (28/3) cuối tuần vừa qua, ở đảo này đã chứng kiến sự xuất hiện của một Đại sứ Mỹ đầu tiên được chính quyền Washington cử đến Đài Bắc nhân một sự kiện quan trọng kể từ khi quan hệ ngoại giao giữa chính quyền Đài Loan và Nhà Trắng bị cắt đứt cách đây đúng 42 năm.
Cũng trong ngày 28/3, Tổng thống Palau Surangel Whipps Jr đã đến Đài Bắc trong chuyến thăm chính thức bởi Palau là một đảo quốc ở Thái Bình Dương, một trong ít những đồng minh hiếm hoi, có quan hệ với ngoại giao với đảo Đài Loan.
Ông Surangel Whipps Jr có mặt ở Đài Bắc để khởi động chương trình “bong bóng đi lại mới” kết nối giữa Đài Loan và Palau trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn, với chuyến bay đầu tiên dự kiến sẽ bắt đầu vào thứ Năm (1/4).
Tham gia phái đoàn của Tổng thống Palaus Whipps có Đại sứ Hoa Kỳ tại Palau – ông John Hennessey-Niland, Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm Đài Loan với tư cách chính thức kể từ khi cựu Tổng thống Jimmy Carter cắt đứt quan hệ với Đài Bắc để ủng hộ Bắc Kinh vào năm 1979.
Đại sứ Hennessey-Niland có hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trước đây đã từng đóng quân tại Hawaii, Fiji và Ireland. Trong phiên điều trần xác nhận vào năm 2019, ông Hennessey-Niland đã công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với Đạo luật “Sáng kiến Tăng cường và Bảo vệ Quốc tế của các Đồng minh dành cho Đài Loan (TAIPEI)”.
Trong phiên điều trần này, Hennessey-Niland nói rằng ông tin rằng các đại sứ Mỹ có trách nhiệm bày tỏ sự không hài lòng của họ với Trung Quốc đại lục vì những mối đe dọa kinh tế và chính trị đối với các đồng minh của Đài Loan. Ông Hennessey-Niland cũng kêu gọi Washington trừng phạt Bắc Kinh vì cái mà ông cáo buộc là các "hành vi ác ý".
Hennessey-Niland cho biết Đạo luật “TAIPEI” sẽ góp phần quan trọng hỗ trợ các đồng minh ngoại giao của Đài Loan như Palau. Hennessey-Niland chỉ ra rằng Đài Loan là một đối tác quan trọng của Hoa Kỳ và các quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương trong khi Hoa Kỳ và Đài Loan có thể làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ các quốc đảo Thái Bình Dương.
Su Tzu-yun, một nhà phân tích cấp cao tại Viện Nghiên cứu Phòng thủ và An ninh do chính quyền Đài Loan tài trợ, được CNA trích dẫn khi lưu ý rằng, sự xuất hiện của ông Hennessey-Niland đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp đại sứ của Hoa Kỳ đến Đài Loan kể từ khi Washington chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc.
Lin Ting-hui - Phó tổng thư ký Hiệp hội Luật Quốc tế Đài Loan, nói với hãng tin CNA rằng chuyến thăm này "không hề tầm thường."
Ông Lin khẳng định rằng điều đó cho thấy Hoa Kỳ đã và sẽ "không né tránh" việc cử đại sứ đến Đài Loan. Lin Ting-hui cho rằng điều này chứng tỏ chính sách của Mỹ đối với Đài Loan đã thay đổi sang "một định hướng tích cực hơn."
Chuyên gia Lin Ting-hui công nhận rằng Hoa Kỳ không còn giới hạn mình trong các tham số của “Đạo luật Quan hệ Đài Loan”. Theo vị chuyên gia luật này, động thái mới nhất cho thấy Mỹ không ngại tương tác với quốc gia Đông Á thông qua các đại sứ chính thức.
"Hoa Kỳ không còn che giấu nó như trước đây nữa. Thay vào đó, Mỹ đã chọn hình thức công khai” – ông Lin nói.
Trung Quốc tăng sức ép quân sự
Máy bay ném bom và máy bay chiến đấu của PLA trong cuộc tập trận xâm nhập Vùng nhận dạng phòng không ở phía Đông đảo Đài Loan.
Tất cả những hoạt động ngoại giao nói trên đều bị Trung Quốc đại lục phản đối bởi Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và đã nhiều lần kêu gọi Đài Loan thống nhất, thậm chí đe dọa sẽ không từ bỏ việc sử dụng sức mạnh quân sự để buộc Đài Bắc phải khuất phục.
Trong lúc xuất hiện các động thái ngoại giao chưa từng có từ phía Mỹ và các đồng minh của Đài Loan, Trung Quốc đại lục đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự gần eo biển Đài Loan để gia tăng sức ép.
Trong những ngày qua, quân đội Trung Quốc (PLA) đã điều động các máy bay quân sự, trong đó có cả máy bay ném bom chiến lược tới phía Đông của hòn đảo với kịch bản được xác định là nhằm “ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài”.
Cuộc tập trận bằng máy bay chiến đấu của PLA gần đảo Đài Loan bắt đầu từ hôm thứ Sáu cuối tuần trước. Đây không chỉ là cuộc thao dượt lớn nhất kể từ khi PLA bắt đầu các cuộc tập trận thường lệ trong khu vực vào năm ngoái, mà còn là lần hiếm hoi chứng kiến việc điều máy bay ném bom bay đến phía Đông của đảo Đài Loan.
Các nhà phân tích cho biết, cuộc tập trận quy mô lớn cho thấy PLA có khả năng bao vây đảo Đài Loan và ngăn nước này đón tiếp viện của nước ngoài, đồng thời gửi lời cảnh báo mạnh mẽ tới thỏa thuận bảo vệ bờ biển mà Mỹ đã ký với hòn đảo này vào cùng ngày (26/3), các nhà phân tích Trung Quốc cho biết.
Khoảng 20 máy bay PLA, bao gồm hai máy bay tác chiến chống tàu ngầm Y-8, 1 máy bay cảnh báo sớm KJ-500, 4 máy bay ném bom H-6K, 10 máy bay chiến đấu J-16, 2 máy bay chiến đấu J-10 và 1 máy bay trinh sát Y-8, đã tham gia tập trận.
Đây là cuộc tập trận trên không lớn nhất của PLA kể từ khi quân đội Đài Loan bắt đầu tiết lộ việc PLA gần như hàng ngày đều có những hoạt động quân sự gần hòn đảo này vào năm ngoái, theo hãng tin Reuters.
Đài Loan đang có nhiều hợp tác chính thức hơn với Mỹ, ngay cả trong lĩnh vực tuần duyên, đối với Bắc Kinh, đây là một hành động khiêu khích thuần túy chống lại nguyên tắc một Trung Quốc.
Song Zhongping, một chuyên gia quân sự và bình luận viên truyền hình Trung Quốc đại lục, nói với tờ Thời báo Hoàn Cầu rằng, không giống như các cuộc tập trận hàng ngày của PLA thường có một số lượng nhỏ máy bay trinh sát, cuộc tập trận hôm thứ Sáu cuối tuần trước có một phi đội máy bay chiến đấu lớn với nhiều loại máy bay.
Điều này, theo ông Song Zhongping, chỉ ra rằng một cuộc xung đột quân sự tiềm tàng chống lại Đài Loan có thể sẽ nổ ra. Cũng theo chuyên gia này, nếu nó thực sự xảy ra, PLA sẽ điều động số lượng máy bay chiến đấu và máy bay ném bom hơn lần vừa qua rất nhiều.
Theo đường bay của các máy bay chiến đấu PLA do cơ quan chức năng của đảo Đài Loan công bố cho thấy, một số máy bay ném bom H-6K và một máy bay tác chiến chống tàu ngầm Y-8 đã vượt qua Kênh Bashi và bay đến phía Đông của hòn đảo, thay vì chỉ đến từ phía Tây, trước khi quay trở lại căn cứ.
Từ vị trí đó, PLA không chỉ có thể tấn công các cơ sở quân sự ở phía Đông của Đài Loan, mà còn có thể phong tỏa hoàn toàn hòn đảo, các nhà phân tích Trung Quốc đại lục cho biết.
Trong một kịch bản xảy ra xung đột quân sự, PLA có thể sẽ bao vây đảo Đài Loan từ mọi hướng với các hạm đội lớn, bao gồm các nhóm tác chiến tàu sân bay, sau đó tấn công quân tiếp viện từ Mỹ và Nhật Bản.
Chuyên gia Song nhận định như vậy đồng thời lưu ý rằng hòn đảo này rất gần với lục địa Trung Quốc, nghĩa là nó hoàn toàn nằm trong phạm vi tấn công của PLA.
Cuộc tập trận hôm thứ Sáu có khả năng đã thực hiện một phần của kịch bản phong tỏa này, trong đó PLA sẽ buộc phải giành lấy ưu thế trên không và quyền kiểm soát trên biển từ các lực lượng của Đài Loan, sau đó phòng thủ trước sự can thiệp của nước ngoài, chuyên gia Song nhấn mạnh.
Sắp có cuộc gặp quan trọng, mang tính lịch sử với các quan chức cao cấp của Trung Quốc, tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ Antony...
Nguồn: [Link nguồn]