Lần đầu tiên hổ Siberia cắn chết báo Amur ở công viên quốc gia Trung Quốc

Nhà chức trách Trung Quốc xác định một con hổ Siberia là thủ phạm tấn công và cắn chết con báo Amur tại khu công viên quốc gia ở vùng đông bắc. Đây là lần đầu tiên trường hợp như vậy được ghi nhận ở Trung Quốc.

Xác con báo Amur được phát hiện ở khu công viên quốc gia vào ngày 23/12.

Xác con báo Amur được phát hiện ở khu công viên quốc gia vào ngày 23/12.

Hôm 23/12 nhà chức trách Trung Quốc nhận được tin báo về xác một con báo Amur nằm trên nền tuyết với nhiều vết thương do con vật khác gây ra ở phần đầu, bụng và thân sau.

"Tại hiện trường, chúng tôi lần theo các dấu vết, phát hiện dấu chân của một sinh vật họ mèo khác. Chúng tôi cũng nhận thấy địa điểm hai con vật giao chiến, cách nơi phát hiện xác con báo là 160 mét về phía nam", Yu Hongxun, phó giám đốc một chi nhánh của công viên quốc gia nói, theo Tân Hoa Xã.

Nhóm điều tra của công viên, chính quyền địa phương và các nhà nghiên cứu ngày 28/12 đưa ra kết luận, cho biết con báo Amur bị một con hổ Siberia trưởng thành tấn công và cắn chết.

Nhóm điều tra cũng cho biết, con báo Amur bỏ mạng là con đực, khoảng 8 tuổi. Nó được ghi nhận hơn 800 lần bởi hệ thống giám sát của công viên, lần gần nhất là vào tháng 9/2023.

Hổ Siberia hay còn gọi là hổ Amur, chủ yếu sống ở vùng Viễn Đông của Nga và phía đông bắc Trung Quốc. Đây là một trong những sinh vật hoang dã quý hiếm nhất thế giới với số lượng cá thể chỉ còn khoảng 500 con. Báo Amur cũng là một trong những sinh vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới.

Dấu chân được cho là của con hổ Siberia đã cắn chết báo Amur.

Dấu chân được cho là của con hổ Siberia đã cắn chết báo Amur.

Do sự chênh lệch về trọng lượng cơ thể, xung đột giữa hổ Siberia và báo Amur rất hiếm khi xảy ra. Một con hổ Siberia giống đực có thể nặng tới 215kg, trong khi báo Amur chỉ nặng tới 75kg. 

Báo Amur nhỏ bé hơn nên không phải là đối thủ của hổ Siberia.  "Trải qua quá trình tiến hóa tự nhiên, báo Amur đã học được các kỹ năng sinh tồn trong lãnh thổ của hổ Siberia. Điều này cho phép chúng cùng tồn tại ở cùng một môi trường sống", Feng Limin, một chuyên gia Trung Quốc am hiểu về động vật hoang dã, nói. "Ví dụ như thời gian hoạt động của chúng không trùng nhau và các khu vực hoạt động của chúng cũng không giao nhau".

"Đây là trường hợp đầu tiên xảy ra ở Trung Quốc. Chúng tôi sẽ phân tích kỹ lưỡng để đưa ra các nỗ lực bảo tồn trong tương lai", Chen Yang, phó giám đốc công viên quốc gia ở đông bắc Trung Quốc, nói.

Tháng 10/2021, Trung Quốc chính thức coi khu vực nuôi hổ Siberia và báo Amur với tổng quy mô 1,4 triệu hécta ở các tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang là khu công viên quốc gia. Quyết định này tạo cơ sở để thực hiện một loạt biện pháp để bảo vệ động vật hoang dã, bao gồm đóng cửa các nhà máy, ngừng khai thác hầm mỏ và có biện pháp phục hồi thảm thực vật rừng.

Theo dữ liệu mới nhất, số lượng hổ Siberia và báo Amur sinh sống ở khu vực này là 60 con mỗi loài.

Bị kẻ săn trộm bắn không chết, hổ Siberia ”báo thù” ghê người?

Câu chuyện hổ Siberia "trả thù" kẻ săn trộm được một nhà văn người Mỹ viết trong cuốn sách xuất bản năm 2010. Tác giả này tuyên bố cuốn sách được viết dựa trên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - Tân Hoa Xã (Tri thức & Cuộc sống)
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN