Lần đầu phát hiện "lỗ đen trong truyền thuyết", sinh ra từ hư không

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Quan sát một ngôi sao đang nổ tung thành siêu tân tinh, các nhà khoa học đã vô tình phát hiện ra "bóng ma" của một loại lỗ đen chưa từng thấy chắn ngang tầm quan sát.

Theo Sci-tech Daily, "lỗ đen trong truyền thuyết" hay "lỗ đen Goldilocks" là một trong những vật thể đầu tiên của vũ trụ. Nó như được sinh ra từ hư không, không có nguồn gốc từ bất cứ cái gì và là mối liên kết còn thiếu giữa 2 loại lỗ đen phổ biến ngày nay là các lỗ đen nhỏ được tạo ra từ sự sụp đổ cuối cùng của các ngôi sao và các lỗ đen siêu khối ở trung tâm các thiên hà.

Ảnh đồ họa mô tả một lỗ đen khối lượng trung gian - Ảnh: NASA

Ảnh đồ họa mô tả một lỗ đen khối lượng trung gian - Ảnh: NASA

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Melbourne và Đại học Monash (Úc) đã tình cờ phát hiện ra một lỗ đen như thế trong quá trình quan sát một ngôi sao đang phát nổ từ siêu tân tinh.

Vụ nổ sao tạo ra một chùm tia gamma khổng lồ. Đài thiên văn Trái Đất đã bắt được tín hiệu chớp nhoáng kéo dài trong nửa giây đó, nhưng là 2 chùm tín hiệu khác nhau từ cùng một vật thể. Nghiên cứu vừa công bố trên Nature Astronomy đã xem xét hiện tượng lạ lùng này và nhận ra phải có một thứ gì đó chắn ngang tầm quan sát từ Trái Đất tới ngôi sao phát nổ: đó chính là "lỗ đen trong truyền thuyết".

Trái Đất (hành tinh màu xanh bên trái) đã nhận được tia gamma bị tách đôi từ ngôi sao nổ (màu tím), từ đó hé lộ một lỗ đen bí ẩn chắn ngang tầm nhìn - Ảnh: CARL KNOX, OZGRAV

Trái Đất (hành tinh màu xanh bên trái) đã nhận được tia gamma bị tách đôi từ ngôi sao nổ (màu tím), từ đó hé lộ một lỗ đen bí ẩn chắn ngang tầm nhìn - Ảnh: CARL KNOX, OZGRAV

Lỗ đen này có khối lượng bằng 55.000 lần Mặt Trời của chúng ta, thuộc nhóm "lỗ đen có khối lượng trung gian". "Lỗ đen mới được phát hiện này có thể là một di tích cổ đại, một lỗ đen nguyên thủy được tạo ra trong vũ trụ sơ khai trước khi các ngôi sao và thiên hà đầu tiên hình thành. Nhứng lỗ đen ban đầu này có thể là hạt giống của các lỗ đen siêu khối nằm ở trung tâm các thiên hà ngày nay." - giáo sư Eric Thrane từ Trường Vật lý thiên văn thuộc Đại học Monash, cho biết.

Các nhà nghiên cứu ước tính có tới 46.000 lỗ đen như thế này nằm trong vùng lân cận của thiên hà Milky Way. Việc nắm bắt được một trong số chúng được kỳ vọng sẽ giúp giải mã bí ẩn lâu đời về cách vũ trụ "không có gì" thuở sơ khai sinh ra chúng, cũng như cách chúng tiến hóa thành những lỗ đen "quái vật".

Nguồn: [Link nguồn]

Tìm ra ”nguồn thức ăn” bí ẩn, nuôi sống các hố đen siêu khối lượng suốt hàng triệu năm

Các nhà khoa học đã hé lộ những thứ mà họ tin rằng đã “nuôi sống” những hố đen siêu khối lượng xuất hiện trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Anh ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN