Lần đầu chụp được hình ảnh báo hoa mai quý hiếm nhất thế giới ăn thịt hươu cao cổ
Một cặp đôi đã ghi lại cảnh tượng hiếm thấy khi báo hoa mai hiếm nhất thế giới đang ăn thịt một con hươu cao cổ, điều chưa từng thấy trước đây.
Báo hoa mai quý hiếm lần đầu được nhìn thấy ở Nam Phi.
Theo Daily Mail, sở dĩ con báo hoa mai này được coi là hiếm nhất thế giới vì nó có bộ lông màu đỏ, còn được gọi là “dâu tây” vì biến dị di truyền liên quan đến sắc tố.
Hình ảnh báo hoa mai quý hiếm được ghi lại ở khu bảo tồn hoang dã Thaba Tholo, Nam Phi. Alan Watson, 45 tuổi và vợ Lynsey đã là người đã chụp lại hình ảnh về con báo hoa mai quý hiếm.
Cặp đôi từng nhìn thấy con báo hoa mai này ở khu bảo tồn, nhưng họ chưa bao giờ chụp lại được hình ảnh cho đến nay.
Con báo hoa mai quý hiếm sống ở một khu bảo tồn hoang dã.
“Chúng có biệt tài ngụy trang, ngay cả với những con báo đột biến sắc tố này. Chúng ẩn nấp trong lớp cỏ dày, khiến bạn không tài nào nhìn thấy được”, Alan nói. “Nếu chúng không muốn bạn thấy, bạn không thể tìm thấy chúng”.
Alan nói mình tình cờ thấy một con hươu cao cổ chết sau trận bão lớn, nên xẻ thịt để thu hút thú săn mồi. Alan sau đó chuẩn bị sẵn máy ảnh để chờ xem những kẻ săn mồi nào bị thu hút.
Kết quả là có một con báo hoa mai “dâu tây” đến ăn thịt hươu cao cổ. Alan hi vọng loài sinh vật hiếm có này sẽ tiếp tục sinh trưởng, cho ra những báo hoa mai con trong những năm tới.
Báo hoa mai bị thu hút bởi xác huơu chết.
Năm 2012, người ta cũng nhìn thấy con báo hoa mai này ở nhiều địa điểm khác nhau. “Cho đến nay, đó là con báo hoa mai có màu sắc hiếm nhất thế giới”, Alan nói. “Trong bối cảnh sinh vật trên Trái đất dần tuyệt chủng, ở đây chúng tôi lại phát hiện những điều mới mẻ. Điều này thật tuyệt vời”.
Khu vực này ở Nam Phi rất phù hợp với động vật hoang dã vì môi trường vùng núi ngăn những kẻ săn trộm bén mảng. Các vườn cây xung quanh tạo vành đai an toàn ngăn cách con người với động vật hoang dã.
Alan tin rằng không chỉ có một con báo hoa mai “dâu tây” sống ở khu vực mà còn có một con khác nữa. “Tôi hi vọng có thể sớm nhìn thấy nó”.
Nhà sư dường như đã chủ quan khi ngồi thiền ngay ngay tại một khu rừng là nơi động vật hoang dã sinh sống.