Lần đầu “bắt” được virus SARS-CoV-2 còn sống trong không khí
Một nghiên cứu mới cung cấp mảnh ghép còn thiếu, chứng minh virus SARS-CoV-2 lơ lửng trong không khí hoàn toàn có khả năng lây nhiễm.
Các nhà khoa học ở Mỹ lần đầu tiên "bắt" thành công virus SARS-CoV-2 còn sống trong không khí. Ảnh minh họa.
Theo New York Times, các nhà khoa học lần đầu tiên “bắt” được virus SARS-CoV-2 trong không khí và đã kiểm chứng khả năng xâm nhập vào tế bào của virus này.
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Florida, Mỹ, đã thành công trong việc cô lập virus còn sống từ aerosol trong không khí ở khoảng cách 2,1 - 4,87 mét xung quanh bệnh nhân điều trị Covid-19 trong bệnh viện. Khoảng cách tối đa trên cũng xa hơn nhiều so với khoảng cách 2 mét được khuyến cáo trong giãn cách xã hội.
Những một số nhà nghiên cứu cho rằng, vẫn chưa rõ liệu lượng virus lơ lửng trong không khí có đủ để tạo thành chuỗi lây nhiễm hay không.
Aerosol là các hạt siêu nhỏ lơ lửng trong không khí, kích thước tối đa chỉ 5 micromét. Cố gắng thu thập aerosol ở kích thước này rất dễ phá hủy virus nếu có.
“Thu thập vật chất sinh học trong không khí là điều không hề dễ dàng. Vậy nên chúng tôi phải sáng tạo một chút, thu thập theo cách giống như khi con người hít thở”, Shelly Miller, nhà nghiên cứu môi trường tại Đại học Colorado Boulder, nói.
Các nhà nghiên cứu dùng hơi nước tinh khiết làm tăng kích cỡ các hạt aerosol trong không khí, từ đó có thể dễ dàng thu thập. Thay vì để nguyên các hạt aerosol, các nhà nghiên cứu liền chuyển chúng vào một dung dịch chứa muối, đường và protein nhằm bảo toàn mẫu virus.
Để tránh thu thập phải những mẫu virus lây qua đường hô hấp khác, các nhà nghiên cứu chọn nơi lấy mẫu là phòng điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Health Shands của Đại học Florida.
Nghiên cứu cũng cho thấy virus bám vào các hạt aerosol bay đi xa hơn nhiều so với khoảng cách an toàn 2 mét trong phòng kín.
Theo kết quả nghiên cứu, ở cả hai khoảng cách 2,1 mét và 4,87 mét, nhóm nghiên cứu đều "bắt" được virus còn sống, có đầy đủ khả năng xâm nhập tế bào trong phòng thí nghiệm. Xét nghiệm gene cho kết quả giống với mẫu dịch lấy từ họng của một người nhiễm Covid-19.
Nghiên cứu được thực hiện ở phòng bệnh có thiết bị lọc khí hoạt động thường xuyên, sử dụng tia cực tím để khử trùng nên nồng độ virus lan truyền trong không khí tương đối thấp.
“Ở những nơi khép kín, kém thoáng khí hơn, virus có thể tập trung dày đặc hơn nhiều”, John Lednicky, nhà virus học tại Đại học Florida, trưởng nhóm nghiên cứu, nói.
Một số chuyên gia khác cho rằng, nghiên cứu vẫn chưa đánh giá chi tiết rủi ro lây nhiễm trong không khí. “Tôi chỉ không rõ là nồng độ virus trong không khí đến mức nào thì có thể gây ra lây nhiễm”, Angela Rasmussen, nhà virus học tại Đại học Columbia ở New York, nói. “Dù vậy, nghiên cứu này đã chỉ ra bằng chứng virus còn sống trong không khí”.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy virus bám vào các hạt aeroseol bay xa tới gần 5 mét, xa hơn nhiều so với khuyến cáo giữ khoảng cách 2 mét.
“Chúng ta biết rằng trong môi trường khép kín, nguyên tắc về giữ khoảng cách không còn đúng”, Robyn Schofield, một nhà hóa học khí quyển tại Đại học Melbourne, Úc, nói. “Chỉ cần sau 5 phút, các hạt aerosol đã có thể lơ lửng ở khắp phòng”.
Nguyên tắc giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét đôi khi khiến mọi người nhầm lẫn, cứ nghĩ rằng như vậy để đủ để đảm bảo an toàn cho họ ở môi trường khép kín. Nhưng thực tế không phải như vậy, Schofield giải thích.
Bất chấp những tuyên bố chính thức rằng "Sputnik V" - vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới là an toàn, 52% bác sĩ...
Nguồn: [Link nguồn]