Làm thế nào để biết có nhiễm biến chủng Omicron hay không?
Trước sự xuất hiện của siêu biến chủng Omicron, nhiều người đặt câu hỏi làm thế nào để biết mình có nhiễm biến chủng này hay không?
Xét nghiệm nhanh/PCR có phát hiện được Omicron?
Theo thông tin ban đầu, Omicron xuất hiện nhiều đột biến hơn các loại biến chủng khác nhưng không ảnh hưởng tới các phương thức xét nghiệm Covid-19 bao gồm cả xét nghiệm nhanh thông thường và các phương pháp xét nghiệm PCR.
Tức là, nếu người nhiễm Omicron khi xét nghiệm nhanh thì kết quả chung vẫn là dương tính, chỉ có điều phương thức này không xác định được chính xác đó có phải là biến chủng mới hay không.
Để xác định rõ loại biến chủng phải thực hiện phương thức xét nghiệm PCR sau đó gửi tới phòng thí nghiệm để phân tích gen đầy đủ. Thời gian thực hiện có thể mất vài tuần.
Anh và Nam Phi là 2 quốc gia đi đầu trong công nghệ giải mã gen virus nên đây là lý do vì sao các biến thể mới được phát hiện nhiều ở các nước này. Biến chủng rất có thể xuất hiện từ nước khác nhưng lây lan sang các nước này và được phát hiện tại đó.
Theo tạp chí Times, hiện nay, tại Mỹ có một loại xét nghiệm thương mại của công ty Thermo Fisher Scientific có thể làm cả hai nhiệm vụ cùng một lúc: vừa phát hiện khả năng nhiễm virus, vừa phân loại được đó có phải Omicron hay không.
Trụ sở công ty Thermo Fisher
Bộ xét nghiệm PCR của công ty này tập trung vào 3 phần khác nhau của virus SARS-CoV-2 trong đó có 2 khu vực tương đối ổn định và khu vực protein gai (gen S) thường xuyên có thay đổi.
Vì Omicron có đặc tính được gọi là "mất gen S" nên nếu kết quả cho thấy, mẫu bệnh phẩm dương tính trên cả 2 vùng ổn định và xuất hiện khác biệt ở vùng protein gai thì đó có thể là Omicron.
Còn với biến chủng Delta, kết quả xét nghiệm PCR của Thermo Fisher sẽ cho thấy cả 3 vùng đều khớp. Để xác nhận chắc chắn, các nhà nghiên cứu có thể gửi lại các mẫu đáng nghi để giải trình tự gien.
Để phát hiện chính xác nhiễm biến chủng Omicron hay không phải thực hiện xét nghiệm PCR và gửi mẫu phẩm về giải trình gen. Ảnh - BBC
Phó Chủ tịch điều hành và Giám đốc điều hành Thermo Fisher – ông Mark Stevenson cho biết: “Thật may mắn khi phương pháp xét nghiệm này có thể đánh dấu được sự hiện diện của Omicron. Có thể sử dụng đây làm hệ thống cảnh sớm”.
Theo ông Stevenson, thực tế, trước cả khi giới chức y tế Nam Phi thông báo ca nhiễm mới, đã có nhiều khách hàng đang sử dụng phương pháp xét nghiệm của Thermo Fisher tại Nam Phi đã cảnh báo với công ty này về những bất thường kể trên.
Ông Stevenson kỳ vọng, các phòng thí nghiệm y tế cộng đồng tại Châu Âu và Mỹ có thể sử dụng phương thức xét nghiệm của Thermo Fisher để tìm ra các ca nhiễm Omicron.
Triệu chứng của Omicron
Cho tới nay, theo dữ liệu ban đầu tại Nam Phi, hầu hết người nhiễm Omicron là người trẻ và chỉ xuất hiện triệu chứng rất nhẹ. Một số thông tin cho biết, biến thể mới có thể có triệu chứng hơi khác với Delta đó là không mất vị giác và khứu giác.
Song, tính đến thời điểm hiện tại, Tổ chức Y tế Thế giới chưa công bố thông tin chỉ ra triệu chứng của Omicron khác với các biến thể cũ. Đồng nghĩa, ho, sốt và mất vị giác hay khứu giác vẫn là ba triệu chứng quan trọng cần quan sát để dự đoán khả năng nhiễm virus SARS-CoV-2 nói chung và Omicron nói riêng.
Bên cạnh đó, phần lớn người trẻ phải nhập viện vì triệu chứng nặng tại Nam Phi đều là người chưa tiêm chủng hoặc mới tiêm một liều.
Đồng nghĩa, việc tiêm đủ hai mũi và tiêm mũi tăng cường có thể là cách bảo vệ tốt để bệnh không chuyển nặng dù nhiễm biến thể mới hay các biến thể cũ.
Trong khi hầu hết quốc gia trên thế giới quyết định đóng cửa, hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn đà lây lan của biến...
Nguồn: [Link nguồn]