Là chủ nợ lớn nhất thế giới, Trung Quốc cũng khó cứu Sri Lanka

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Học giả ở TP Thượng Hải nghiên cứu về hoạt động cho vay của Trung Quốc ở nước ngoài cho biết các hạn mức tín dụng mới dành cho Sri Lanka khó có thể được chấp thuận.

Trung Quốc hiện đối mặt với những rắc rối về kinh tế của riêng mình khi ban bố lệnh phong toả để ngăn chặn đợt bùng phát dịch Covid-19 tồi tệ nhất kể từ đầu năm 2020, đóng cửa các trung tâm công nghệ, tài chính ở Thượng Hải và Thâm Quyến. Các nhà phân tích cảnh báo mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5,5% của Trung Quốc đang bị đe doạ.

Trung Quốc đã trở thành nước chủ nợ lớn nhất thế giới trong thập kỷ qua khi các ngân hàng chính sách thuộc sở hữu nhà nước đã cho các nước đang phát triển vay nhiều hơn so với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hoặc Ngân hàng Thế giới (WB) những năm gần đây. Sự không rõ ràng xung quanh các điều khoản và phạm vi áp dụng của một số khoản vay như thế đã bị chỉ trích, đặc biệt là khi đại dịch làm trầm trọng thêm vấn đề nợ ở các nước nghèo.

Các tài xế xếp hàng chờ mua xăng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế ở Colombo - Sri Lanka hôm 12-4. Ảnh: Reuters

Các tài xế xếp hàng chờ mua xăng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế ở Colombo - Sri Lanka hôm 12-4. Ảnh: Reuters

Chính phủ Sri Lanka hôm 12-4 tuyên bố vỡ nợ vì không trả được khoản nợ nước ngoài lên tới 51 tỉ USD và đang chờ gói cứu trợ từ IMF.

Đầu tháng này, chủ tịch Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á do Trung Quốc hậu thuẫn Jin Liqun cũng đã khuyến khích Sri Lanka nhờ IMF giúp đỡ. 

Ông Matthew Mingey, nhà phân tích cấp cao tại Nhóm Chính sách và Vĩ mô Trung Quốc của Tập đoàn Rhodium Group, cho biết các ngân hàng phát triển của Trung Quốc đang hành động để bảo toàn lợi nhuận và sẽ rất khó để họ dễ dàng chấp nhận yêu cầu hoãn nợ của Sri Lanka. Theo chuyên gia này, Sri Lanka cuối cùng cũng phải nhờ đến IMF.

Trong khi đó, 5 nguồn thạo tin nói với hãng tin Reuters rằng Ấn Độ sẵn sàng hỗ trợ tài chính lên tới 2 tỉ USD cho Sri Lanka, đồng thời hỗ trợ quốc đảo này về lương thực và nhiên liệu trong bối cảnh New Delhi nỗ lực giành lại vị trí đã mất vào tay Trung Quốc trong những năm gần đây.

Một nguồn tin Ấn Độ cho biết: "Chúng tôi chắc chắn đang tìm cách giúp đỡ họ và sẵn sàng cung cấp thêm khoản hoán đổi và các khoản vay". 

Một nguồn tin chính phủ cấp cao ở New Delhi cho biết cảnh báo của Sri Lanka về việc không trả được nợ là một điều đáng lo ngại. Cho đến nay, theo Reuters, Ấn Độ đã cam kết hỗ trợ 1,9 tỉ USD cho Sri Lanka thông qua các khoản vay, hạn mức tín dụng và hoán đổi tiền tệ. Sri Lanka cũng đã kêu gọi thêm hạn mức tín dụng 500 triệu USD dành cho nhiên liệu.

Một nguồn tin cho biết New Delhi mong muốn nước láng giềng phía Nam cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Sri Lanka nợ Trung Quốc khoảng 3,5 tỉ USD, chiếm 10,8% tổng GDP của quốc đảo này và Bắc Kinh cũng đã xây dựng các cảng và đường sá ở Sri Lanka Nguồn tin Ấn Độ cho biết: "Chúng tôi muốn họ giảm nợ Trung Quốc và chúng tôi muốn trở thành đối tác mạnh mẽ hơn".

Pakistan cũng bị từ chối

Trung Quốc vẫn chưa thực hiện cam kết cấp lại các khoản vay trị giá 4 tỉ USD mà Pakistan đã hoàn trả vào cuối tháng 3 và nước này cũng không đáp lại lời đề nghị của Sri Lanka về khoản hỗ trợ tín dụng 2,5 tỉ USD. Theo cựu bộ trưởng tài chính Pakistan Miftah Ismail, chính phủ mới của Pakistan có kế hoạch làm việc với IMF để ổn định nền kinh tế.

Ông Raffaello Pantucci thuộc Trường nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (Singapore) cho rằng trong vài năm qua, Bắc Kinh đã cân nhắc lại việc cho vay ở nước ngoài vì các ngân hàng của họ nhận thấy một số quốc gia mắc nợ không có khả năng trả nợ.

Đảo quốc Thái Bình Dương được Mỹ, TQ và Úc cùng chú ý

Mỹ, Trung Quốc và Úc đều có những động thái nhằm tăng cường quan hệ với quần đảo Solomon. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Mai ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN