Kỳ lạ “hành tinh địa ngục” chứa đầy kim cương, một năm chỉ dài hơn 17 giờ

Cách Trái đất khoảng 40 năm ánh sáng, hành tinh này là một siêu Trái đất nổi tiếng với biệt danh “hành tinh địa ngục”.

Hình ảnh minh họa cho thấy hành tinh Janssen (chấm cam) quay rất gần sao chủ Janssen khổng lồ (ảnh: CNN)

Hình ảnh minh họa cho thấy hành tinh Janssen (chấm cam) quay rất gần sao chủ Janssen khổng lồ (ảnh: CNN)

Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2004, hành tinh Janssen còn có nhiều tên gọi khác như 55 Cancri e hay 5 Cnc e, nhưng nó nổi tiếng nhất trong giới thiên văn với biệt danh “hành tinh địa ngục”. Có một đại dương dung nham nóng chảy bao phủ hành tinh này. Nhiệt độ bề mặt của Janssen lên tới gần 2.000 độ C.

Janssen được phân loại là siêu Trái đất mà con người không thể sinh sống. Lý do là nó có đường kính dài gấp đôi Trái đất và nặng hơn khoảng 8,6 lần. Các nhà khoa học nhận định, bên dưới bề mặt dung nham của Janssen chứa đầy kim cương.

Trong một nghiên cứu mới được CNN dẫn nguồn từ tạp chí Nature Astronomy hôm 9/12, các nhà khoa học cho rằng, lý do Janssen biến thành “hỏa ngục” vì nó quay rất gần ngôi sao chủ Copernicus (tương tự như Mặt trời).

Trong nghiên cứu mới, nhóm các nhà hoa học từ Đại học Yale (Mỹ) do Giáo sư Debra Fischer dẫn đầu đã sử dụng thiết bị mới, tên là máy quang phổ kế EXtreme PREcision, để xác định chính xác quỹ đạo của hành tinh Janssen.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, Janssen quay quanh “Mặt trời” Copernicus gần tới nỗi thời gian nó hoàn thành một vòng quay quanh sao chủ chưa dài bằng 1 ngày trên Trái đất. Một năm trên Janssen chỉ bằng khoảng 17,5 giờ trên Trái Đất.

Quỹ đạo rất sát sao chủ của Janssen là lý do khiến bề mặt của nó nóng tới hơn 2.000 độ C.

Một số nhà thiên văn học cũng băn khoăn về việc liệu có phải lúc nào Janssen cũng gần sao chủ của nó tới vậy hay không.

Nghiên cứu của các nhà khoa tại Đại học Yale chỉ ra rằng, Janssen ban đầu nằm trong một quỹ đạo xa hơn và lạnh hơn nhiều, trước khi trôi đến gần Copernicus. Lực hấp dẫn của Copernicus sau đó đã thay đổi quỹ đạo của Janssen và khóa chặt nó như hiện nay. Khi tới càng gần sao chủ, Janssen càng trở nên nóng khủng khiếp.

Các nhà khoa học cũng phát hiện rằng, Janssen không phải là hành tinh duy nhất quay quanh Copernicus. Ngoài Janssen, còn có 4 hành tinh khác quay quanh Copernicus trên các quỹ đạo khác nhau.

“Janssen nóng tới nỗi chúng tôi cho rằng không gì có thể tồn tại trên bề mặt của nó”, Lily Zhao – nhà nghiên cứu tại Trung tâm Vật lý thiên văn thuộc Viện Flatiron (Mỹ) – cho hay.

Khám phá mới về siêu Trái đất Janssen cũng như hệ thống sao chủ Copernicus sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sự hình thành của các hệ hành tinh ngoài vũ trụ và cách các hành tinh vận hành quanh ngôi sao trung tâm, theo CNN.

“Chúng tôi hy vọng sẽ tìm ra các hệ hành tinh tương tự hệ Mặt trời và hiểu hơn về những hệ hành tinh mà chúng ta đã biết cho tới nay”, bà Lily Zhao nói.

Phát hiện tiểu hành tinh có thể đe dọa Trái đất ”lẩn trốn” trong ánh sáng Mặt trời

Nhóm các nhà khoa học tại tại Viện Khoa học Carnegie (Mỹ) cảnh báo, một tiểu hành tinh với kích thước khổng lồ có thể va chạm với Trái đất. Đây là tiểu hành tinh có kích...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chính Pháp – CNN ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN