Kỳ diệu người phụ nữ tự loại bỏ HIV

Một người phụ nữ Argentina đã trở thành người thứ 2 được ghi nhận trên thế giới tự loại bỏ HIV nhờ hệ miễn dịch của cơ thể.

Đài NBC News ngày 16-11 đưa tin các nhà nghiên cứu đã gọi bà mẹ 30 tuổi, người bị chẩn đoán nhiễm HIV từ năm 2013, là "bệnh nhân Esperanza", theo tên của thành phố nơi cô sống. Trong tiếng Anh, "esperanza" có nghĩa là "hy vọng".

"Tôi đang tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh. Tôi có một gia đình không đau ốm. Tôi không phải uống thuốc và sinh hoạt như thể chưa từng mắc bệnh. Đây đúng là một đặc ân" - nữ bệnh nhân viết trong email gửi cho đài NBC News. Cô yêu cầu được giữ kín danh tính.

Các đồng tác giả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Annals of Internal Medicine hôm 15-11 tin rằng phát hiện của họ sẽ mang lại hy vọng cho khoảng 38 triệu người mắc HIV trên toàn cầu và cho lĩnh vực nghiên cứu chữa trị HIV.

Một người phụ nữ Argentina đã tự khỏi HIV nhờ hệ miễn dịch cơ thể. Ảnh: NBC News

Một người phụ nữ Argentina đã tự khỏi HIV nhờ hệ miễn dịch cơ thể. Ảnh: NBC News

Trường hợp của "bệnh nhân Esperanza" được coi là một trong hai bằng chứng cho khái niệm về cái được gọi là phương pháp điều trị tiệt trùng đối với virus. Nó dường như có thể thực hiện được thông qua khả năng miễn dịch tự nhiên.

Sau khi "bệnh nhân Esperanza" bắt đầu hợp tác với nhóm các nhà khoa học quốc tế vào năm 2019, họ đã ráo riết tìm kiếm bất kỳ loại virus HIV nào còn tồn tại trong 1,2 tỉ tế bào máu của cô. Họ còn kiểm tra nhau thai của bệnh nhân này sau khi cô sinh con vào tháng 3-2020. Sau khi giải trình tự hàng tỉ tế bào, kết quả cho thấy cả 2 mẹ con đều âm tính với HIV.

"Đây thật sự là điều kỳ diệu của hệ miễn dịch con người" - tiến sĩ Xu Yu, nhà nghiên cứu miễn dịch virus tại Viện Ragon ở Boston (Mỹ), nói. Ông và tiến sĩ Natalia Laufer, một nhà khoa học điều trị tại Viện INBIRS ở Buenos Aries (Argentina), là người dẫn đầu cuộc nghiên cứu toàn diện về bất kỳ virus HIV nào còn tồn tại trong cơ thể “bệnh nhân Esperanza”.

Đến nay, các nhà nghiên cứu đã thành công loại bỏ HIV cho 2 bệnh nhân bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc. Tuy nhiên, phương pháp này rất nguy hiểm và phức tạp.

Nữ bệnh nhân HIV nhiễm Covid-19, virus đột biến hơn 30 lần

Theo nghiên cứu mới, một nữ bệnh nhân HIV đã nhiễm Covid-19 trong 216 ngày. Trong khoảng thời gian đó, virus đã đột biến...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Hạnh ([Tên nguồn])
Chuyện lạ Thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN