Kính viễn vọng 10 tỷ USD lần đầu tiên phát hiện hành tinh giống Trái đất
Kính viễn vọng James Webb trị giá 10 tỷ USD của NASA gần đây đã lần đầu tiên phát hiện một ngoại hành tinh (hành tinh ngoài Hệ Mặt trời) giống Trái đất mà các kính viễn vọng trước đây chưa từng phát hiện.
Hành tinh LHS 475 b. có kích thước gần tương đương Trái đất và chưa từng được phát hiện trước đây.
Được gọi là LHS 475 b., hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt trời này có kích thước giống 99% so với Trái đất, với các thành phần đất đá rất giống Trái đất.
Nhưng điều mà các nhà nghiên cứu của NASA chưa thể xác định là liệu hành tinh này có tồn tại bầu khí quyển hay không. Hành tinh mới được phát hiện cách Trái đất 41 năm ánh sáng, khoảng cách là không quá xa.
Hành tinh này ấm hơn Trái đất và quay hết một chu kỳ trong 2 ngày. Theo NASA, hành tinh LHS 475 b. trước đây hoàn toàn "vô hình" trước các kính viễn vọng và chỉ đến khi James Webb hoạt động, sự tồn tại của nó mới được xác định, chứng minh đây là kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới hiện nay.
Mark Clampin, Giám đốc Bộ phận Vật lý thiên văn tại trụ sở NASA ở Washington, nói: 'Những kết quả quan sát ban đầu cho thấy hành tinh này chứa nhiều đất đá, có kích thước tương tự Trái đất, mở ra triển vọng nghiên cứu sâu hơn về bầu khí quyển".
"Kính viễn vọng James Webb đang đưa chúng ta đến gần hơn với sứ mệnh tìm hiểu các ngoại hành tinh giống Trái đất. Nhiệm vụ mới chỉ bắt đầu", ông Clampin nói.
Nhóm nghiên cứu của NASA đặt ra các khả năng như hành tinh mới được phát hiện không có không khí hoặc có một số thành phần khí quyển, chẳng hạn như khí CO2.
Các nhà nghiên cứu dự kiến có kế hoạch tìm hiểu sâu hơn về hành tinh LHS 475 b. vào mùa hè năm nay. Kính viễn vọng James Webb hoàn toàn có đủ khả năng xác định điều này, với mục tiêu sâu xa là tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.
Nguồn: [Link nguồn]
Đây là câu hỏi đã làm các nhà khoa học trên thế giới cố gắng tìm kiếm câu trả lời suốt hàng thập kỷ, rằng nếu có người ngoài hành tinh sống trong vũ trụ, vì sao họ lại...