Số liệu nói gì về kinh tế Nga?

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tiếp tục suy giảm trong quý III, dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Quốc gia Nga cho hay.

Nguồn thu từ dầu khí chưa đủ để ngăn kinh tế Nga suy giảm (ảnh: Reuters)

Nguồn thu từ dầu khí chưa đủ để ngăn kinh tế Nga suy giảm (ảnh: Reuters)

Trong nhiều tháng qua, nền kinh tế Nga đã chứng tỏ sự bền vững khi chống đỡ khá tốt các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây. Nguồn thu từ xuất khẩu dầu khí của Nga tăng mạnh khi giá năng lượng toàn cầu tăng do bất ổn an ninh ở châu Âu.

Tuy nhiên, riêng nguồn tiền từ dầu khí là chưa đủ để giúp Nga bù đắp những tổn thất do các lệnh trừng phạt từ phương Tây gây ra. Những số liệu mới cho thấy, kinh tế Nga ngày càng gặp nhiều khó khăn và khó phục hồi.

Dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Quốc gia Nga (Rosstat) cho thấy, GDP Nga giảm 4% trong quý III, sau khi ghi nhận mức giảm 4,1% trong quý II. Với GDP giảm liên tục trong 2 quý liên tiếp, về mặt kĩ thuật, kinh tế Nga đã bước vào thời kỳ suy thoái.

Lần gần nhất Nga gặp tình trạng này là vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Những tháng đầu năm nay, kinh tế Nga phát triển tốt và GDP tăng 3,5%. Tuy nhiên, các lệnh hạn chế nhập khẩu và xuất khẩu, cấm vận và đình chỉ hợp tác của nhiều nước phương Tây khiến nhiều doanh nghiệp Nga căng thẳng. Tình trạng thiếu hụt lao động và thiếu nguyên, nhiên liệu sản xuất gây thêm khó khăn cho Nga.

Theo Rosstat, thương mại và bán lẻ ở Nga trong quý III giảm lần lượt 22,6% và 9,1%. Tỷ lệ thất nghiệp ở Nga trong tháng 9 là 3,9%.

Từ tháng 3 tới tháng 8, quy mô ngành sản xuất ô tô ở Nga sụt giảm 90%. Lĩnh vực sản xuất máy bay cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Chip điện tử, chất bán dẫn trở nên khan hiếm ở Nga.

Ngành sản xuất ô tô Nga “điêu đứng” do các lệnh trừng phạt từ phương Tây (ảnh: MT)

Ngành sản xuất ô tô Nga “điêu đứng” do các lệnh trừng phạt từ phương Tây (ảnh: MT)

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhập khẩu của Nga trong năm 2022 giảm 25,4% so với năm 2021, trong khi xuất khẩu giảm 17,2%. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, nhập khẩu của Nga năm 2022 giảm 35,2% và xuất khẩu giảm 30,9% so với năm 2021.

WB dự báo lạm phát năm 2022 của Nga ở mức 22%, IMF và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra con số lần lượt là 21,3% và 13,9%.

Hôm 8/11, Ngân hàng Trung ương Nga dự đoán GDP nước này giảm 3,5% trong năm 2022. IMF và WB ước tính mức sụt giảm GDP của Nga lần lượt là 3,4% và 4,5%.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, kinh tế Nga khó có thể tăng trưởng trở lại ít nhất là cho đến quý III năm sau.

“Kinh tế Nga sẽ tiếp tục suy giảm trong 6 tháng tới bởi 2 lý do. Thứ nhất, xuất khẩu năng lượng và ngành sản xuất của Nga tiếp tục bị thu hẹp do các lệnh trừng phạt. Thứ 2, nguồn lực Nga sử dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp và kích thu nhu cầu tiêu dùng trong nước đang dần cạn kiệt”, Alexander Isakov, nhà kinh tế học người Nga, nhận xét.

Nhiều công ty nước ngoài, trong đó có những tên tuổi như Apple, McDonald's, IKEA, Visa và MasterCard… đã cắt giảm hoạt động hoặc thoái vốn khỏi Nga kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra. Moscow có thể tuyên bố không cần các doanh nghiệp này, nhưng điều rõ ràng là nguồn vốn của họ đã bị rút khỏi Nga.

Quân đội Ukraine nói về thời điểm tiến vào Crimea

Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine tuyên bố, quân đội nước này có thể tái kiểm soát bán đảo Crimea vào cuối năm nay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Moscow Times, Bloomberg ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN