Kinh ngạc xác tàu đắm 500 tuổi trông còn như mới dưới lòng biển Baltic

Một xác tàu có niên đại ước tính trên 500 năm, nhưng có trạng thái nguyên vẹn "một cách đáng kinh ngạc” đến mức như thể “mới bị đắm vào ngày hôm qua”, đã được tìm thấy trong một cuộc thăm dò thềm lục địa trên biển Baltic vào ngày hôm nay (23.7).

Một xác tàu có trạng thái nguyên vẹn gần như hoàn hảo mới được tìm thấy dưới đáy biển Baltic (Ảnh: Associated Newspaper Limited)

Một xác tàu có trạng thái nguyên vẹn gần như hoàn hảo mới được tìm thấy dưới đáy biển Baltic (Ảnh: Associated Newspaper Limited)

Con tàu đắm trên – nằm cách bờ biển Thụy Điển 24 hải lý – vốn được các chuyên gia tìm thấy khi đang tiến hành quét lớp băng nằm sâu dưới biển Baltic bằng một thiết bị sóng siêu âm.

Giờ đây, các cuộc điều tra sâu rộng hơn bởi các nhà khoa học quốc tế, bao gồm một nhóm các chuyên gia từ Đại học Southampton, đã tiết lộ những dấu tích nguyên bản của nó bằng việc sử dụng công nghệ robot.

Xác tàu mới được phát hiện được xác định có niên đại từ khoảng cuối thế kỷ 15 hoặc đầu thế kỷ16, tức có tuổi đời còn xưa hơn cả những phát hiện lịch sử gần đây, gồm chiến hạm Mars bị đánh đắm trong trận hải chiến Öland vào năm 1564, và chiến hạm Mary Rose của Vua Henry VIII, được đóng vào năm 1510.

Nhưng không giống như chiến hạm Mars, với các phần tàu giờ nằm rải rác do bị bắn nát thành từng mảnh, chiếc tàu vô danh mới được phát hiện này có phần thân gần như nguyên vẹn.

Những hình ảnh được chụp dưới nước đã cho thấy những khám phá hiếm hoi khác về con tàu, bao gồm một chiếc tời bằng gỗ, được sử dụng để cuộn dây cho cột buồm và bơm cho đáy tàu, cùng với các bộ phận cột buồm, súng xoay trên boong và thậm chí nhiều phần của giàn khoan trên tàu…hầu như không hề có dấu hiệu bị phá hủy hay mục rữa.

Thậm chí, trên boong tàu vẫn còn giữ nguyên một thuyền nan loại “cực hiếm”, vốn chỉ được dùng cho thủy thủ đoàn trèo tới hoặc lui khỏi bãi biển.

Các chuyên gia cho rằng điều này có được do sự thiếu hụt oxy ở lớp băng nằm dưới sâu đã ngăn không cho sinh vật biển có thể phá hoại con tàu.

Ảnh chụp từ trên cao cho thấy con tàu gần như giữ nguyên trạng phần thân và cột buồm (Ảnh: Associated Newspaper Limited)

Ảnh chụp từ trên cao cho thấy con tàu gần như giữ nguyên trạng phần thân và cột buồm (Ảnh: Associated Newspaper Limited)

Tuy nhiên, tên gọi và xuất xứ của chiếc tàu có kiểu dáng từ thời Phục Hưng trên hiện vẫn chưa được xác định. Các nhà khoa học tạm đặt tên nó là Okänt Skepp, tiếng Thụy Điển có nghĩa là “Chiếc tàu vô danh”.

Tiến sĩ khảo cổ học hàng hải Rodrigo Pacheco-Ruiz, người đã dành hơn 1 thập kỷ khám phá và vẽ bản đồ các vùng đáy biển, cho biết chiếc tàu này “thậm chí đã xuất hiện cùng thời với Christopher Columbus và Leonardo da Vinci.”

“Nhưng nó đã cho thấy một mức độ bảo quản đáng kinh ngạc sau hơn 500 năm dưới đáy biển, nhờ vùng nước lợ lạnh giá của biển Baltic,” Giáo sư Pacheco-Ruiz cho biết, “Đây là khu vực biển quốc tế, cụ thể là giữa biển Baltic, với phần sâu nhất thường xuống tới 140m.

Chúng tôi biết đây là chiếc tàu cổ nhất trên vùng biển này,vì không có một loại tàu nào khác cùng thời có kiểu dáng  giống như vậy trên thế giới. Chúng tôi cũng từng phát hiện những con tàu cổ hơn thế, nhưng hầu hết chúng giờ chỉ còn các mảnh gỗ và kim loại, chứ chưa bao giờ là con tàu có đầy đủ cột buồm và mỏ neo như con tàu này.”

Giáo sư Pacheco-Ruiz tin rằng những hư hại ở phần đuôi tàu có nguyên nhân chủ yếu do phần kim loại bên ngoài bị nước biển ăn mòn, dẫn tới phần gỗ bên trong bị mục, chứ không phải do tàu bị tấn công.

Người phát ngôn trường Đại học Southampton trong ngày hôm nay cho biết: “Chiếc tàu vô danh này có thể được coi như một xác tàu được bảo quản tốt nhất ở thời điểm nó được khám phá.

Xác tàu gần như nguyên vẹn một cách đáng kinh ngạc. Rất hiếm khi tìm được một chiếc tàu đắm có điều kiện bảo quản đáng kinh ngạc đến như vậy.”

Phát hiện người sống trong xác tàu Triều Tiên dạt vào Nga

Những người tắm biển đã phát hiện và giúp giải cứu thủy thủ người Triều Tiên khỏi xác tàu trôi dạt vào bờ biển...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - Daily Mail ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN