Kim Jong-un thay đổi sức mạnh quân sự Triều Tiên ra sao
Triều Tiên đang có dấu hiệu cắt giảm xe tăng, pháo binh để tập trung vào phát triển các loại tên lửa tầm xa hiện đại.
Số lượng xe tăng, pháo binh Triều Tiên tham gia duyệt binh đã giảm mạnh trong 5 năm qua.
Theo Daily Star, Bình Nhưỡng đã giới thiệu nhiều loại tên lửa mới, có thể bao gồm cả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) tầm bắn đến Mỹ, trong dịp kỷ niệm 105 năm sinh nhật lãnh tụ Kim Nhật Thành.
Trong 5 lần duyệt binh kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên nắm quyền, số lượng xe tăng và pháo binh thu gọn đáng kể. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy, ông Kim muốn quảng bá hình ảnh quân đội Triều Tiên với những công nghệ hiện đại nhất.
8 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, 28 tên lửa đạn đạo tầm trung và 27 quả tên khác xuất hiện trong cuộc duyệt binh ngày 15.4. Trong khi đó, chỉ có 17 xe tăng và 18 phương tiện pháo binh xuất hiện.
Trong cuộc duyệt binh năm 2012, ông Kim đón chào sự xuất hiện của 102 xe tăng và 129 khẩu pháo.
David Schmerler, nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm James Martin nói: “Sự thay đổi này chứng minh Triều Tiên muốn thế giới có một cái nhìn khác về sức mạnh quân sự của họ, chuyển dịch từ lục quân, xe tăng sang các loại vũ khí hiện đại hơn”.
6 loại tên lửa Triều Tiên giới thiệu trong năm nay:
ICBM
Tên lửa dạn đạo xuyên lục địa Triều TIên giới thiệu trong cuộc duyệt binh.
Theo các chuyên gia, Triều Tiên đã giới thiệu 2 loại ICBM mới nhất, giống như các phiên bản tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Nga hay Trung Quốc.
“Tuy vậy, các tên lửa này có thể vẫn còn trong giai đoạn phát triển. Bình Nhưỡng chưa từng phóng thử nghiệm thành công ICBM”, Melissa Hanham, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury (Mỹ) nói.
Pukkuksong-1 (KN-11)
Đây là loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM), lần đầu tiên xuất hiện trong một cuộc duyệt binh của Triều Tiên.
Tên lửa này được phóng thử nghiệm thành công hồi tháng 8.2016 và được cho là sử dụng nhiên liệu rắn, tầm bắn khoảng 900km.
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm KN-11.
Khả năng phóng tên lửa từ tàu ngầm giúp Triều Tiên có thêm lựa chọn vượt qua hàng rào phòng thủ tên lửa Hàn Quốc.
Pukkuksong-2 (KN-15)
Pukkuksong-2 là phiên bản phóng từ mặt đất của Pukkuksong-1. Đây cũng là tên lửa lần đầu xuất hiện trong cuộc duyệt binh.
Tên lửa này được thử nghiệm thành công vào tháng 2 vừa qua. Tên lửa có tầm bắn khoảng 2.000km, có thể khai hỏa từ xe phóng di động, khiến cho Mỹ và các đồng minh rất khó xác định vị trí.
KN-17
Tên lửa đạn đạo KN-15.
Quả tên lửa Triều Tiên phóng thất bại ngày 16.4 cũng xuất hiện trong cuộc duyệt binh một ngày trước đó. KN-17 là phiên bản tên lửa đạn đạo chống hạm, tương tự như DF-21D của Trung Quốc.
KN-17 có thể được đặt trên bệ phóng di động, tầm bắn ngắn hoặc tầm trung, sử dụng nhiên liệu lỏng. Tên lửa này có được tích hợp hệ thống dẫn đường từ vệ tinh, có khả năng thay đổi mục tiêu sau khi phóng (MaRV).
Loại tên lửa đạn đạo chưa xác định
Tên lửa đạn đạo KN-08 của Triều Tiên.
Loại tên lửa này chưa từng được các chuyên gia quân sự nước ngoài nhìn thấy trước đây, trong các cuộc duyệt binh của Triều Tiên.
Xe tăng, tên lửa Triều TIên trong cuộc duyệt binh ngày 15.4.
Đây có thể là tên lửa cải tiến của phiên bản tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan, hoặc phiên bản đơn giản hơn của ICBM KN-08.
Tên lửa hành trình chống hạm
Loại tên chống hạm giống như phiên bản Kh-35 của Nga cũng xuất hiện trong cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng.
Tên lửa có tầm bắn hơn 100km này là mối đe dọa đối với mọi tàu nổi. “Kh-35 mà Triều Tiên sở hữu khiến cho Mỹ khó có thể đưa các tổ hợp phòng thủ tên lửa đạn đạo đến sát bờ biển nước này”, Jeffrey Lewis, chuyên gia về Triều Tiên thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury, Mỹ nói.
Tên lửa đạn đạo tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân mà Triều Tiên mới công bố, tạo ra mối đe dọa thường...