Kim Jong Un gặp Putin là nỗi ám ảnh của Mỹ và Trung Quốc?
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un gần như chắc chắn sẽ sớm gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin, động thái có thể khiến Mỹ và Trung Quốc phải chú ý.
ổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un được đồn đoán là sẽ sớm gặp nhau.
Hồi đầu tháng 3/2019, người phát ngôn Điện Kremlin cho biết, các hoạt động chuẩn bị cho cuộc gặp Thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Putin và nhà lãnh đạo Kim Jong Un đang được tiến hành, nhưng không tiết lộ thời gian và địa điểm cụ thể. Theo một số nguồn tin, hội nghị này có thể được tổ chức tại thành phố cảng Vladivostok thuộc khu vực Viễn Đông Nga.
Thời gian gần đây, giới quan sát nhận thấy việc ông Kim gặp ông Putin có lẽ chỉ là vấn đề thời gian, vì các quan chức Nga rất tích cực đến Bình Nhưỡng đàm phán với giới chức Triều Tiên.
Tờ National Interest của Mỹ cho rằng Washington có những lý do để phải quan ngại, vì Nga và Triều Tiên có nhiều lợi ích chung khác biệt so với Mỹ.
Đầu tiên, cả Moscow và Bình Nhưỡng đều quan ngại về sự hiện diện thường trực của quân đội Mỹ trong khu vực. Cả hai đều đang chịu các lệnh trừng phạt, cấm vận của Mỹ và đồng minh.
Đó là cơ sở để hội nghị thượng đỉnh Putin-Kim kết thúc với nhiều đột phá. Ông Kim có thể mở đường để Nga can thiệp sâu hơn vào đàm phán Mỹ-Triều Tiên, đặc biệt là vấn đề hạt nhân.
Hội nghị thượng đỉnh cũng là cơ hội để Moscow cho Washington thấy tầm ảnh hưởng của Mỹ với Triều Tiên, giống như những gì diễn ra ở Ukraine, Syria, hay Venezuela.
Quan hệ đồng minh Nga-Triều Tiên cũng tạo ra thách thức không nhỏ đối với các cường quốc ở Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản và thậm chí cả Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, mối quan hệ Nga-Triều Tiên có tiềm năng phát triển vì đây là hai đồng minh lâu đời, không giống như quan hệ gắn kết theo kiểu cùng có lợi như Nga và Trung Quốc.
Đẩy Bình Nhưỡng xích lại gần hơn cũng là cách để Moscow làm giảm bớt tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, đặc biệt trong các vấn đề chủ quyền ở vùng Viễn Đông, vốn cách xa thủ đô Nga.
Ông Kim gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
“Quan hệ song phương giữa Triều Tiên với Trung Quốc không mấy êm đẹp trong thời gian gần đây do Bắc Kinh đôi lần ủng hộ các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Bình Nhưỡng. “Hội nghị Thượng đỉnh Putin-Kim sẽ giúp Triều Tiên có vị thế hơn trong đàm phán với Trung Quốc”, Vipin Narang, chuyên gia tại Viện Công nghệ Massachusetts ở Mỹ, nói.
Nga và Triều Tiên có chung đường biên giới dù chỉ vài chục km, nhưng cũng tạo ra tiềm năng để hai nước tăng cường hợp tác kinh tế. Các lao động Triều Tiên đã và đang làm việc ở Nga cũng đem về không ít nguồn ngoại tệ cho Bình Nhưỡng.
Dù có rất ít khả năng Nga đồng ý bán vũ khí cho Triều Tiên, Bình Nhưỡng vẫn có thể nhờ Moscow giúp đỡ trong các vấn đề về khoa học, kỹ thuật và các dự án công nghiệp.
Truyền thông Triều Tiên đang đẩy mạnh thông tin về quan hệ nồng ấm giữa Moscow và Bình Nhưỡng. Tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên viết, Nga và Triều Tiên không chỉ có “tình hữu nghị truyền thống mà còn chung quan điểm phản đối sự can thiệp và gây sức ép từ nước ngoài.
Quan hệ giữa Nga và Triều Tiên, dù không còn thăng hoa như thời Chiến tranh Lạnh, nhưng đang hướng đến một khởi đầu mới, tạo cơ hội cho hai bên giải quyết những thách thức chung và riêng, Rodong Sinmun viết.
Chuyên gia Trung Quốc am hiểu về vấn đề Triều Tiên tiết lộ rằng đàm phán Mỹ-Triều Tiên tại hội nghị thượng đỉnh...