Kịch bản Trung Quốc đối đầu Nhật Bản, Mỹ ra tay can thiệp trên biển Hoa Đông
Theo kịch bản giả định, vào năm 2030, quân đội Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát hòn đảo ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Nhật Bản huy động thủy quân lục chiến nhằm tái chiếm hòn đảo. Mỹ cũng nhảy vào can thiệp, hỗ trợ Nhật Bản trong khi tránh đụng độ trực tiếp với lực lượng Trung Quốc.
Tiêm kích hạm J-15 mang tên lửa trên tàu sân bay Liêu Ninh trong một cuộc tập trận vào năm 2018.
Kịch bản đó nhanh chóng biến đổi theo hướng khác. Theo cuộc chiến giả định do Trung tâm An ninh mới (CNAS), trụ sở ở Washington, quân đội Mỹ không thể tránh khỏi nguy cơ đối đầu trực tiếp với Trung Quốc.
Kịch bản trên mang tên “Trận chiến khốc liệt: Khủng hoảng biển Hoa Đông năm 2030”. Trong cuộc hội thảo do CNAS tổ chức, các học giả và chuyên gia sẽ bỏ phiếu quyết định xem đội Đỏ (Trung Quốc) và đội Xanh (Mỹ/Nhật Bản) sẽ áp dụng chiến thuật ra sao.
“Chúng tôi giả định một cuộc đối đầu hết sức căng thẳng”, Susanna Blume, giám đốc CNAS nói trước khoảng 400 người tham dự hội thảo, chủ yếu đến từ Mỹ, Canada và Anh. “Ai chiến thắng trong cuộc đối đầu này sẽ định hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thập kỷ tới”.
Kịch bản chiến tranh mở đầu bằng việc Trung Quốc huy động binh sĩ đổ bộ xuống hòn đảo Uotsuri Jima, nằm trong quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Tuyên bố phong tỏa khu vực rộng 80km tính từ quần đảo tranh chấp, Trung Quốc đưa tàu nổi, tàu ngầm, máy bay tham chiến với sự yểm trợ của tên lửa đạn đạo tầm xa phóng từ đại lục.
Lực lượng Nhật Bản xuất kích trên các tàu đổ bộ, được tàu hộ tống, tàu ngầm và máy bay yểm trợ. Ở phía xa, hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ cùng tàu ngầm, máy bay tàng hình và máy bay ném bom đã sẵn sàng.
Ban đầu, lực lượng Mỹ chỉ hỗ trợ Nhật Bản, không trực tiếp tham chiến. Ở phía bên kia, Trung Quốc chỉ giới hạn mục tiêu tấn công là lực lượng Nhật Bản xâm phạm khu vực phong tỏa, tránh tấn công các mục tiêu Mỹ.
Đội Đỏ gửi thông điệp yêu cầu đội Xanh rút lui. Ngược lại, đội Xanh yêu cầu đội Đỏ rút khỏi hòn đảo tranh chấp.
Mô phỏng cảnh tên lửa đạn đạo Trung Quốc tấn công nhóm tàu sân bay Mỹ.
CNAS đặt ra câu hỏi đầu tiên cho các học giả, rằng nếu tàu Trung Quốc sẵn sàng phóng tên lửa chống hạm nhằm vào các tàu Nhật Bản, đội Xanh đáp trả ra sao? Có 60% bỏ phiếu tán thành việc dùng đòn tác chiến điện tử, gây nhiễu để làm cản trở đòn tấn công đầu tiên.
Khi tàu khu trục Nhật Bản tiến vào vùng phong tỏa, các tàu chiến Trung Quốc sẽ phải đánh chìm nhiều mục tiêu nhất có thể. “Tàu ngầm Trung Quốc sẽ tìm diệt tàu ngầm Nhật, trong khi tàu ngầm Mỹ đóng vai trò thông báo vị trí tàu ngầm Trung Quốc cho phía Nhật”, theo kịch bản giả định.
Ở trên không, đội Xanh huy động các tiêm kích tàng hình F-22, F-35 của Mỹ và F-35, F15 của Nhật Bản, phá hủy máy bay Trung Quốc, bao gồm máy bay không người lái cung cấp tọa độ tấn công cho tên lửa đạn đạo tầm xa.
Trong kịch bản mô phỏng, mặc dù tàu chiến, máy bay bị thiệt hại nặng, Trung Quốc vẫn đủ sức giáng đòn tên lửa nhằm vào hai hạm đội tàu sân bay Mỹ, khiến một tàu bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Cuối cùng, đội Đỏ phóng loạt tên lửa nhằm vào căn cứ của Mỹ và Nhật trên đảo Okinawa, khiến đội Xanh chịu tổn thất lớn. Đó cũng là lúc cuộc xung đột giả định đến hồi kết thúc.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư được dự báo là điểm nóng tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật bản trong những năm tới.
Theo kịch bản của CNAS, Trung Quốc chịu tổn thất nặng, nhưng vẫn giữ được đảo Uotsori Jima. Kịch bản mà CNAS đưa ra chỉ mang tính tham khảo, vì còn nhiều yếu tố khác có thể tác động đến một cuộc chiến thực sự.
Kịch bản cũng chưa đánh giá một cách chính xác năng lực chiến đấu của các tàu sân bay Mỹ, cũng như cán cân quân sự thay đổi ra sao khi Nhật Bản nâng cấp xong hai tàu sân bay mang tiêm kích F-35B.
Xét về khía cạnh vũ khí, vũ khí mạnh nhất của Trung Quốc trong cuộc chiến giả định là oanh tạc cơ chiến lược và tên lửa. Đối với Mỹ là tàu ngầm và oanh tạc cơ.
Trung Quốc chiếm ưu thế lớn khi có thể phóng loạt tên lửa đạn đạo, sau đó nạp đạn tên lửa từ các bãi phóng ở sâu trong đại lục.
Đối với Mỹ, một khi oanh tạc cơ B-52 hoặc chiến đấu cơ F-35 sử dụng hết vũ khí, các máy bay này sẽ phải mất thời gian quay về căn cứ trên đảo Guam hoặc chấp nhận rủi ro, hạ cánh xuống căn cứ ở Okinawa.
Đó cũng là lý do Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper công khai ý định xây thêm các căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương.
Theo CNAS, trách nhiệm của người đứng đầu Nhà Trắng trong nhiệm kỳ tới sẽ là đảm bảo rằng quân đội Mỹ có đủ năng lực hỗ trợ đồng minh, đặc biệt là Nhật Bản trong vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Nguồn: [Link nguồn]
Trung Quốc thời gian qua không ngừng leo thang căng thẳng với Nhật Bản trong vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu...