Khuôn mặt lúc còn sống của 3 xác ướp Ai Cập 2.000 năm?
Công nghệ mới giúp các nhà khoa học tái hiện khuôn mặt chi tiết của các xác ướp Ai Cập hơn 2.000 năm tuổi, dựa trên mẫu ADN thu thập được.
Khuôn mặt 3 xác ướp mới được các nhà khoa học phục dựng.
Theo Daily Star, các nhà khoa học về gene gần đây tái hiện thành công khuôn mặt 3D của 3 xác ướp Ai Cập được bảo quản nguyên vẹn.
Hình ảnh cho thấy các xác ướp ngoài 20 tuổi, từng sống ở Ai Cập cổ đại cách đây từ 2.023 – 2.797 năm.
Các nhà nghiên cứu đến từ viện Max Planck về Khoa học Lịch sử Nhân loại và Đại học Tubingen ở Đức đã chọn ra 3 xác ướp có mẫu ADN nguyên vẹn nhất để tái tạo hình ảnh.
Công nghệ tiên phong được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu từ Viện Max Planck về Khoa học Lịch sử Nhân loại và Đại học Tubingen ở Đức đã giúp sửa chữa tổn thương do enzym trên mỗi xác ướp trước khi tạo ra các hình ảnh.
Các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích để dự đoán nguồn gốc, sắc tố da và hình thái khuôn mặt của 3 xác ướp.
Các xác ướp có niên đại cách đây hơn 2.000 năm.
Kết quả cho thấy các xác ướp có kiểu gene gần với người Địa Trung Hải hơn là người Ai Cập ngày nay. Cả 3 xác ướp đều có màu da nâu nhạt, với mắt màu tối và tóc đen.
Kết quả này củng cố một nghiên cứu công bố năm 2017, đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Communications, cũng cho thấy người Ai Cập cổ đại có kiểu gene khác xa với người Ai Cập ngày nay.
Ai Cập cổ đại từng bị đế chế La Mã, đế chế Ba Tư và người Ả Rập xâm lược. Những cộng đồng người di cư sau này cũng học theo văn hóa Ai Cập, bao gồm tập tục ướp xác.
Nguồn: [Link nguồn]
Được tìm thấy đóng băng sâu ở vùng Siberia lạnh giá, con sư tử non khoảng 1 tháng tuổi trông như đang say ngủ và chỉ cần...