Khủng hoảng Ukraine: Những động thái quân sự mới của Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh tổ chức cuộc tập trận hạt nhân sau khi quốc hội Nga cho phép sử dụng vũ lực ở nước ngoài giữa cuộc khủng hoảng biên giới Ukraine.
Reuters ngày 23-2 dẫn lời Điện Kremlin cho biết Tổng thống Putin và nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko đã giám sát cuộc tập trận của lực lượng hạt nhân từ "phòng tình huống". Cuộc tập trận bao gồm hoạt động thử nghiệm tên lửa siêu âm và hành trình trên biển và kết quả thành công. Theo Moscow, tham gia cuộc tập trận còn có tàu chiến, tàu ngầm và chiến đấu cơ.
Cuộc tập trận theo sau đợt tập trung quân sự của Nga ở phía Bắc, phía Đông và phía Nam Ukraine trong 4 tháng qua, ước tính hơn 150.000 người.
Giới phân tích cho rằng Nga muốn gửi một thông điệp tới phương Tây thông qua cuộc tập trận, đó là thực hiện nghiêm túc các đề xuất của Nga - bao gồm ngăn Ukraine gia nhập NATO và rút lực lượng của họ khỏi Đông Âu.
Tổng thống Putin giám sát cuộc tập trận của lực lượng hạt nhân. Ảnh: Reuters
Cuộc tập trận hạt nhân diễn ra sau khi Quốc hội Nga cho phép quân đội sử dụng vũ lực ở nước ngoài. Nhóm cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo Nga có thể tấn công Ukraine "bất cứ lúc nào". Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tiết lộ các lực lượng Nga bắt đầu di chuyển gần hơn về phía biên giới Ukraine.
Các bộ trưởng ngoại giao thuộc nhóm G7 cũng cho biết họ không thấy bằng chứng Nga giảm hoạt động quân sự trong khu vực dù Moscow tuyên bố rút quân khỏi biên giới Ukraine.
Công ty tư nhân Maxar Technologies (Mỹ) ngày 22-2 trích hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy Nga vừa triển khai hơn 100 xe quân sự và hàng chục lều trại ở phía Nam Belarus, gần biên giới Ukraine. Một bệnh viện dã chiến mới cũng xuất hiện tại địa điểm quân sự ở miền Tây nước Nga, gần biên giới Ukraine, cùng với phương tiện vận chuyển thiết bị hạng nặng.
Đợt triển khai quân sự mới của Nga ở sân bay V D Bolshoy Bokov gần Mazyr - Belarus. Hình ảnh vệ tinh của Maxar Technologies ngày 22-2
Sau khi Nga và Ukraine gia tăng căng thẳng, Pháp và Đức khuyến cáo công dân mình ở Ukraine rời đi. Phát biểu tại hội nghị an ninh ở Munich - Đức, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cảnh báo cấu trúc an ninh toàn cầu "gần như bị phá vỡ". Ông kêu gọi các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) như Mỹ, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ xem xét biện pháp đảm bảo an ninh mới cho Ukraine.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malails nói với Tổng thống Zelenskiy cuối tuần trước rằng họ sẵn sàng tài trợ cho Ukraine khoản tiền lên tới 350 triệu USD.
Trong khi đó, theo Reuters, phe ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraine đã chuẩn bị cho các hoạt động quân sự toàn diện, đồng thời sơ tán phụ nữ và trẻ em tới Nga do "lo ngại mối đe dọa từ Kiev". Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Ukraine và phương Tây cáo buộc người Nga đang tìm cớ để tấn công Ukraine sau khi triển khai quân sự, sơ tán và tăng cường pháo kích.
Nga sơ tán các nhà ngoại giao khỏi Ukraine Ngày 22-2, Nga cho biết sẽ sớm sơ tán các nhân viên ngoại giao của mình khỏi Ukraine để "bảo vệ tính mạng của họ". "Để bảo vệ tính mạng và sự an toàn (của các nhà ngoại giao), nhà lãnh đạo Nga đã quyết định sẽ sơ tán các nhân viên ngoại giao ở Ukraine trong tương lai gần" - Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố. Moscow trước đó nói rằng các nhà ngoại giao của mình "bị đe dọa" và đại sứ quán cũng như lãnh sự quán Nga tại Ukraine "bị tấn công nhiều lần". Một số đại sứ quán phương Tây cũng di dời từ thủ đô Kiev đến TP Lviv - Ukraine, gần biên giới Ba Lan. |
Cựu Tổng thống Mỹ không ủng hộ cách xử lý khủng hoảng Ukraine của ông Biden, trong khi gọi động thái của ông Putin ở vùng Donbass là "thiên tài".
Nguồn: [Link nguồn]