Khủng hoảng Sudan: Liên tiếp đón tin vui

Các phe phái xung đột nhất trí ngừng bắn 7 ngày, trong khi Tổ chức Y tế thế giới cũng báo tin vui từ Sudan.

Bộ Ngoại giao Nam Sudan hôm 2-5 cho biết Lực lượng Vũ trang Sudan (SAF) và nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF) – hai phe phái xung đột – đã nhất trí ngừng bắn trong 7 ngày.

"Tướng Abdel Fattah al-Burhan, chỉ huy SAF và tướng Mohamed Hamdan Daglo, lãnh đạo RSF, đã nhất trí các điều khoản cho thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 7 ngày bắt đầu từ 4-5 đến 11-5"- Bộ Ngoại giao Nam Sudan cho biết và thêm rằng - "Đó là kết quả cuộc điện đàm giữa Tổng thống Salva Kiir với ông Burhan và ông Daglo theo sáng kiến của Cơ quan liên chính phủ về phát triển Đông Phi (IGAD)".

Hai bên xung đột ở Sudan cũng đồng ý "chỉ định đại diện tham gia các cuộc đàm phán hòa bình được tổ chức tại bất kỳ địa điểm nào mà họ chọn" - Bộ Ngoại giao Nam Sudan tiết lộ thêm.

CNN mô tả xung đột giữa SAF và RSF bùng phát hôm 15-4 ở nhiều khu vực khác nhau tại Sudan, đặc biệt ở thủ đô Khartoum. Các cuộc giao tranh đôi bên đã khiến hàng trăm người thiệt mạng và hàng ngàn người bị thương, hàng chục ngàn người Sudan phải sơ tán.

Quan chức nhân đạo hàng đầu Liên Hiệp Quốc Martin Griffiths ngày 30-4 cho biết xung đột khiến tình hình nhân đạo của Sudan đã đến "điểm giới hạn" khi hàng triệu người không thể tiếp cận nhu yếu phẩm.

Sudan nằm ở khu vực Đông Bắc châu Phi và giáp với biển Đỏ, có dân số gần 48 triệu người. Đây là vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên nằm giữa khu vực Hạ Sahara và Trung Đông nhưng các cuộc xung đột liên miên khiến Sudan không thể phát triển về kinh tế.

Một chiếc xe bị thiêu trụi do xung đột giữa các phe phái trên đường phố thủ đô Khartoum, Sudan ngày 26-4. Ảnh: Reuters

Một chiếc xe bị thiêu trụi do xung đột giữa các phe phái trên đường phố thủ đô Khartoum, Sudan ngày 26-4. Ảnh: Reuters

Cùng trong ngày 2-5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết việc một bên xung đột tại Sudan chiếm giữ một phòng thí nghiệm y tế công cộng ở thủ đô Khartoum chỉ "gây rủi ro ở mức độ vừa phải".

"Phòng thí nghiệm hiện vẫn chưa thể hoạt động bình thường là cung cấp các phân tích và chẩn đoán do thiếu nhiên liệu và thiếu nhân lực" - phát ngôn viên của WHO Tarik Jasarevic nói với Reuters tại một cuộc họp báo ở Geneva – Thụy Sĩ.

Đại diện của WHO tại Sudan tuần trước cho biết có "nguy cơ rủi ro sinh học cao" ở thủ đô Khartoum của Sudan sau khi một trong các bên xung đột chiếm giữ phòng thí nghiệm chứa mầm bệnh tả và các vật liệu nguy hiểm khác.

Nguồn: [Link nguồn]

Tình hình diễn biến xấu, Liên Hợp Quốc cử đặc phái viên đến Sudan

Quan chức nhân đạo hàng đầu của Liên Hợp Quốc (LHQ) đang trên đường đến Sudan khi cuộc xung đột diễn biến nhanh chóng và gây ra nhiều hệ luỵ, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bằng Hưng ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN