“Khủng hoảng kép” khiến Bắc Kinh đau đầu
Trong khi Trung Quốc còn đang “chật vật” khôi phục sản xuất sau dịch Covid-19, một trong những trận lũ lịch sử đã quét qua các trung tâm công nghiệp quan trọng nhất và để lại thiệt hại, khiến kinh tế quốc gia tỷ dân “khó càng thêm khó”.
Người dân Trung Quốc quay lại dọn dẹp đường phố trong khi nước lũ còn chưa rút hết (ảnh: Xinhua)
5 trận lũ lớn trên sông Dương Tử năm nay khiến Trung Quốc thiệt hại hơn 25,7 tỷ USD. Nhiều nhà cửa, công trình, khu công nghiệp hư hại trong lũ lụt làm hàng triệu người Trung Quốc bị ảnh hưởng sinh kế và mất việc làm.
Thiên tai là mảnh ghép mới nhất trong bức tranh ảm đạm về kinh tế Trung Quốc năm nay. Bất chấp việc Bắc Kinh đã bơm hàng nghìn tỷ nhân dân tệ qua các gói kích thích và cứu trợ, tình hình kinh tế của nước này năm nay vẫn rất khó dự báo.
Dữ liệu thống kê cho thấy, xe tải hạng nặng ở Trung Quốc đang bán rất chạy, tăng 89% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, doanh số bán máy xúc cũng tăng gần 30%.
Điều này hợp lý khi nhu cầu về máy móc, phương tiện vận chuyển hàng hóa của Trung Quốc tăng mạnh sau đại dịch.
Tuy nhiên, sản lượng điện, xi măng tồn kho của Trung Quốc tăng cao hơn so với nhiều năm trước đây. Chi tiêu chính phủ tăng mạnh nhưng tiền đầu tư vào công nghiệp lại giảm, theo Bloomberg.
Sau Covid-19, lũ lụt lại tấn công kinh tế Trung Quốc (ảnh: Xinhua)
Nhiều chuyên gia trong nước bày tỏ hy vọng Bắc Kinh sẽ tìm ra cách để vượt qua thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay. Trung Quốc đã cam kết sẽ tăng chi tiêu thêm 288 tỷ USD và phát hành trái phiếu để có thêm tiền.
Thực tế tình hình kinh tế Trung Quốc hiện nay là rất khó khăn. Lũ lụt không chỉ đẩy giá tiêu dùng, đặc biệt là thịt lợn tăng vọt mà còn làm chậm đà xây dựng, sản xuất. Mùa lũ lịch sử năm nay ở Trung Quốc chủ yếu ảnh hưởng đến các khu vực công nghiệp phát triển mạnh ở phía Nam, như Hồ Bắc, Trùng Khánh.
Mặc dù Trung Quốc được cho là đã kiểm soát được dịch Covid-19, nhưng người dân nước này vẫn tỏ ra e dè khi vung tiền mua sắm. Các nhà sản xuất và công ty Trung Quốc đang “đau đầu” giải bài toàn đầu ra cho sản phẩm.
Lũ lụt là loại thiên tai xảy ra hằng năm ở Trung Quốc. Trong một số năm như 1998, 2016, kinh tế nước này bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiên tai. Để giải quyết vấn đề trên, Bắc Kinh đã cho xây dựng khoảng 98.000 hồ chứa, 110.000 trạm thủy văn và hàng trăm nghìn con đê lớn nhỏ trên khắp cả nước.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu khiến thời tiết trở nên thất thường và khó nắm bắt hơn đối với Trung Quốc.
Nghiên cứu về tác động của lũ lụt đối với khu vực sản xuất trong 7 năm từ 2003 đến 2010 cho thấy, sản lượng công nghiệp Trung Quốc giảm 28,3% trong những năm có hiện tượng lũ diện rộng.
Trong khi khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng lên, người ta thấy rằng lượng khách di chuyển bằng đường sắt và hàng không ở Trung Quốc giảm mạnh. Điều này cho thấy các thành phố lớn của quốc gia tỷ dân, với chủ yếu là lao động nhập cư từ nông thôn, vẫn chưa thể khôi phục hoàn toàn sản xuất.
Một trở ngại khác là hệ thống ngân hàng có nhiều lỗ hổng. Mặc dù Trung Quốc thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, việc cấp vốn trực tiếp vẫn bị tắc nghẽn ngay khi kinh tế cần tiền nhất, theo Bloomberg.
Cảnh phá hủy nhiều tòa nhà để xây dựng đập Tam Hiệp ở Trung Quốc (ảnh: CNN)
Cuộc “khủng hoảng kép” mang tên Covid-19 và lũ lụt đang đẩy kinh tế Trung Quốc rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan.
Các gói kích thích tài chính của Trung Quốc hiện tập trung chủ yếu vào những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng – biện pháp “truyền thống” sẽ giúp tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.
Bắc Kinh hiểu rõ rằng, chỉ có đầu tư vào công nghệ cao mới mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài. Tuy nhiên, đầu tư vào mảng này lại khó có thể khiến Trung Quốc tăng trưởng nhanh, đặc biệt là khi nước này đang “ôm” mục tiêu lớn là xóa bỏ đói nghèo trong năm nay.
3 người được giải cứu sau khi 2 con tàu đâm nhau ở cửa sông Dương Tử hôm 20.8. Một tàu vẫn đang bốc cháy dữ dội trong...
Nguồn: [Link nguồn]