Không phải Mỹ hay Ả rập Saudi, đây mới là quốc gia muốn gây chiến với Iran nhiều nhất?

Không chỉ riêng Mỹ, Iran còn cáo buộc thêm một quốc gia nữa có liên quan vụ sát hại tướng Qassem Soleimani.

Xe tăng của quân đội Israel tại Cao nguyên Golan, sát biên giới với Syria (Ảnh: Times of Israel)

Xe tăng của quân đội Israel tại Cao nguyên Golan, sát biên giới với Syria (Ảnh: Times of Israel)

Trong khi người dân Mỹ đang lo lắng trước thông tin về vụ sát hại tướng Qassem Suleimani, lãnh đạo Lực lượng Quds tinh nhuệ của Iran, đồng thời tranh luận về khả năng đối phó và trả đũa từ Iran, thì người dân Israel lại hồ hởi vui mừng khi biết rằng người từng chỉ đạo nhiều cuộc tấn công của Hezbollah và các nhóm dân quân thân Syria vào lãnh thổ của họ đã không còn sống sót.

Giới lãnh đạo Israel, đặc biệt là Naftali Bennett, tân Bộ trưởng Quốc phòng mới được bổ nhiệm với đường lối cứng rắn, và các nhân vật trên vũ đài chính trị của nước này, trừ một số nhà lãnh đạo gốc Ả Rập, đã chờ đợi cái chết của một người mà họ coi là mối đe dọa lớn nhất từ Iran, kẻ thù không đội trời chung với Israel.

Về phần mình, chính quyền Iran đã đổ lỗi cho Israel nhiều như với Mỹ. Hassan Nasrallah, lãnh đạo nhóm dân quân Hezbollah có quan hệ thân Iran tại Lebanon, Syria và Yemen, cũng có quan điểm tương tự. Đáng chú ý hơn, Mohsen Rezaee, một cựu lãnh đạo của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), người trước đây khẳng định Israel đã cung cấp cho Hoa Kỳ thông tin về nơi ở của tướng Soleimani, đã tuyên bố tại buổi tưởng niệm vị tướng quyền lực nhất Iran rằng Tehran có thể báo thù cho ông bằng cách nhắm thẳng vào thủ đô Tel Aviv và thành phố Haifa của Israel.

Hơn nữa, Chuẩn tướng Esmail Ghaani, cựu phụ tá của tướng Soleimani và hiện là người kế nhiệm ông, từng nhiều lần phát biểu chống Israel trong quá khứ. Và Thời báo Tehran, một tờ báo đưa tin theo định hướng của chính quyền Iran, mới đây đã đăng tải một báo cáo bí mật, gián tiếp xác nhận sự liên đới của Israel tới vụ ám sát Tướng Soleimani.

Bất chấp những lời hùng biện gay gắt từ cả phía Washington và Tehran - tướng Ghaani hứa sẽ còn “nhiều thi thể của người Mỹ” nằm lại tại Trung Đông, trong khi Tổng thống Donald Trump thì tuyên bố bất kỳ cuộc tấn công nào nhắm vào người Mỹ sẽ dẫn đến việc san bằng 52 di sản của Iran - hai bên rõ ràng không muốn xảy ra xung đột. Tehran chắc chắn sẽ tránh việc đối đầu trực tiếp với các lực lượng Mỹ, và chỉ dám tiến hành các hoạt động gián tiếp, điều mà nước này từng thực hiện tương đối thành công; còn Tổng thống Trump rõ ràng không muốn kéo Mỹ vào một mớ bòng bong khác tại Trung Đông.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu không mưu cầu một cuộc chiến ngay lập tức với Iran, nhưng với nỗi ám ảnh về việc duy trì quyền lực bằng mọi giá, ông sẽ không chủ động né tránh điều đó (Ảnh: National Interest)

Thủ tướng Benjamin Netanyahu không mưu cầu một cuộc chiến ngay lập tức với Iran, nhưng với nỗi ám ảnh về việc duy trì quyền lực bằng mọi giá, ông sẽ không chủ động né tránh điều đó (Ảnh: National Interest)

Tuy nhiên, cuộc chiến giữa Israel với lực lượng Hezbollah, hay thậm chí là với chính Iran, lại là một vấn đề khác. Để đối phó với các mối đe dọa rõ ràng từ cả Hezbollah và chính phủ Tehran, Thủ tướng Benjamin Netanyahu lần đầu tiên đã chính thức tiết lộ rằng Israel là một cường quốc hạt nhân. Nội các phục vụ chiến sự của nước này đã phải họp thường xuyên hơn, và các lực lượng vũ trang Israel cũng được đặt ở mức độ cảnh báo cao hơn.

Hơn nữa, những toan tính của Tổng thống Netanyahu lại khác xa người bạn tâm giao thường thấy của ông - Tổng thống Trump. Trong khi ông Trump muốn tìm mọi cách để tránh nguy cơ xung đột, điều có thể gây nguy hại cho triển vọng tái đắc cử của ông do người dân Mỹ đã quá mệt mỏi với chiến tranh, thì ông Netanyahu, người đang phải đấu tranh cho vị thế chính trị hiện tại của mình và tìm cách giành quyền miễn trừ truy tố hành vi nhận hối lộ và nhiều tội danh khác, lại ưa thích việc kéo dài căng thẳng với Tehran, kể cả khi chúng có thể dẫn đến sự leo thang thù địch ở mức độ thấp nhưng dai dẳng giữa hai quốc gia.

Từng dành cả thập kỷ vận động người dân về khả năng lãnh đạo quốc gia trong thời điểm xung đột, ông Netanyahu hy vọng cả 2 yếu tố trên có thể thuyết phục Quốc hội Israel trao cho ông quyền miễn trừ và thuyết phục đủ cử tri trong cuộc bầu cử vào tháng 3 tới, và chỉ ông mới có thể lãnh đạo đất nước vượt qua thứ được coi như cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất ở Trung Đông kể từ sau Chiến tranh vùng Vịnh.

Đáng chú ý là trong những thời điểm dẫn tới Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Washington đã phái Thứ trưởng Ngoại giao Lawrence Eagleburger tới Jerusalem, để thuyết phục Thủ tướng Israel hồi đó là Yitzhak Shamir không nên trả đũa Saddam Hussein nếu nhà lãnh đạo Iraq bắn tên lửa vào nhà nước Do Thái. Ông Shamir đã lên án lời thỉnh cầu từ Eagleburg, một phần vì Washington đã gửi tên lửa Patriot để giúp bảo vệ Israel chống lại tên lửa Scud của Iraq (dù chúng tỏ ra kém hiệu quả hơn), nhưng lý do quan trọng hơn là vị Thủ tướng Israel hồi đó không muốn làm gián đoạn dòng người nhập cư khổng lồ đến Israel từ Liên Xô, nước chắc chắn sẽ được nhắc đến nếu Israel có chiến tranh.

Thủ tướng đương nhiệm Netanyahu thì không phải đối mặt với những bất lợi như thế, khi đỉnh điểm của dòng người Do Thái di cư từ các quốc gia thuộc Liên Xô cũ đã qua được nhiều năm. Ông cũng không mưu cầu một cuộc chiến ngay lập tức, nhưng với nỗi ám ảnh về việc duy trì quyền lực bằng mọi giá, ông sẽ không chủ động né tránh điều đó.

Và trong trường hợp chiến tranh giữa Israel và Iran thực sự nổ ra, Tổng thống Trump có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc can thiệp thay Israel, từ đó đẩy Mỹ vào cuộc xung đột ở Trung Đông mà ông rất muốn tránh.

Quốc gia Đông Nam Á công khai ủng hộ Iran, chỉ trích ông Trump

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad mới đây đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ Iran sau vụ không kích sát hại thiếu tướng Iran...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - National Interest ([Tên nguồn])
Căng thẳng Mỹ - Iran Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN