Không may được hoàng đế sủng hạnh đúng "ngày đèn đỏ", các phi tần phải ứng phó ra sao?
Được hoàng đế sủng hạnh là điều vô cùng may mắn với mỗi phi tần, vậy mà có những nàng thật kém may khi được hoàng đế lựa chọn đúng "ngày đèn đỏ".
Giữa chốn hậu cung 3.000 giai lệ, được hoàng đế sủng hạnh là điều vô cùng may mắn với mỗi vị phi tần, bởi có những người nhập cung cả đời mà chẳng một lần được thiên tử ngó đến.
Vậy mà, có những phi tần thật kém may khi được hoàng đế lựa chọn nhưng lại đúng "ngày đèn đỏ", họ sẽ phải xử lý như thế nào?
Thông thường tình huống này rất ít khi xuất hiện, bởi từ thời nhà Hán đã có quy định cho trường hợp này. Nếu như phi tử nào cơ thể "không tiện", họ sẽ chấm lên trán một nốt mực màu đỏ. Điều này giúp các thái giám quản lý phi tần của hoàng đế hiểu được tình trạng của họ, qua đó có thể giúp hoàng đế không chọn nhầm phi tần để thị tẩm.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp thái giám sai sót khiến hoàng đế chọn đúng phi tần đang trong kỳ kinh nguyệt.
Trong lịch sử có ghi chép, Hán Cảnh Đế từng có một lần muốn lâm hạnh Trình Cơ, song không may Trình Cơ lại đúng lúc "đến tháng". Trong lúc rối ren, nữ quan bên cạnh Trình Cơ đã đưa ra một kế sách, đó là để cung nữ thân cận của Trình Cơ trang điểm và thay nàng thị tẩm.
Kết quả, Hán Cảnh Đế trong men say quả thực không phát hiện ra người lên giường cùng ông chỉ là một cung nữ thấp kém. Không chỉ có vậy, điều khiến người ta kinh ngạc hơn là tỳ nữ này còn "đậu" long thai ngay sau đêm đó.
Phương pháp thứ hai các phi tần sẽ buộc một sợi dây màu đỏ lên bắp đùi, ngầm ám chỉ bản thân đang trong giai đoạn sinh lý, không tiện nhận ân sủng. Khi hoàng đế tìm đến vị phi tần này, thấy chiếc dây tự nhiên sẽ hiểu chuyện mà không cưỡng ép. Nếu là phi tử vốn đã được sủng ái, hoàng để đêm đó vẫn có thể nán lại tâm sự trò chuyện, nếu không sẽ quay lưng trao cơ hội đêm đó cho phi tần khác.
Các phi tần khi đến tháng cũng có thể đeo chiếc nhẫn bằng vàng. Trong tiếng Hán, nhẫn được gọi là "giới chỉ", từ "giới" còn có có nghĩa là "giới nghiêm", vì vậy các phi tần mượn từ này để chuyển ý đến hoàng đế rằng họ đang phải "giới dục", không thể tiếp giá.
Thời phong kiến, việc đến kỳ kinh nguyệt là một chuyện hết sức riêng tư và ngại ngùng đối với mỗi người phụ nữ. Chuyện này không thể trực tiếp nói cho người ngoài cũng như hoàng đế biết, vậy nên các phi tần luôn phải nghĩ đủ phương pháp để có thể ngầm truyền đạt sự việc, tránh việc khó xử lúc lâm hạnh. Chẳng may hoàng đế trong lúc mất hứng, phi tần có thể bị giáng tội khi quân, tống vào lãnh cung hay thậm chí là mất mạng.
Tuy nhiên, vào thời Đường, chuyện này diễn ra dưới dạng tấu sớ. Nếu thân thể phi tần không được thoải mái, có thể viết mật tấu gửi lên hoàng thượng. Trải qua nhiều triều đại khác nhau, phương pháp đơn giản mà thẳng thắn này dần được biến hóa, thay đổi để phù hợp với sự nhu mỳ tế nhị hơn của người phụ nữ, như buộc dây đỏ, đeo nhẫn, hoặc treo đèn trước tẩm cung,...
Nguồn: [Link nguồn]
Không chỉ là bạn thân của hoàng đế, thái giám này còn ngủ với mười mấy phi tử, biến hậu cung của thiên tử nghiễm...