"Không chịu nổi" khi bị Nga cắt khí đốt, quốc gia EU muốn đàm phán mua lại

Sau khi bị Nga ngừng cung cấp khí đốt trong vài tháng, Bulgaria – quốc gia thành viên EU – cho biết, nước này sẽ đàm phán với Moscow để được cấp lại khí đốt.

Nền kinh tế Bulgaria gặp khó khăn khi thiếu nguồn khí đốt từ Nga (ảnh: CNN)

Nền kinh tế Bulgaria gặp khó khăn khi thiếu nguồn khí đốt từ Nga (ảnh: CNN)

Hôm 22/8, Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria – ông Rosen Hristov – cho biết, nước này sẽ tổ chức các cuộc thảo luận với Gazprom Export (đơn vị phụ trách xuất khẩu khí đốt thuộc Tập đoàn năng lượng Gazprom) về vấn đề cung cấp khí đốt.

“Các công ty ở Bulgaria không thể chịu nổi giá khí đốt tăng cao. Đàm phán với Gazprom Export về việc nối lại nguồn cung khí đốt là không thể tránh khỏi vào thời điểm này”, ông Rosen Hristov nói.

Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria cũng thừa nhận, việc đạt được thỏa thuận mới với Gazprom hiện tại là khó khăn. Ngoài Nga, Bulgaria cũng sẽ tổ chức các cuộc đàm phán với Azerbaijan và Mỹ về vấn đề nguồn cung khí đốt.

Trước đó, hôm 21/8, Eleonora Mitrofanova – Đại sứ Nga tại Bulgaria – cho rằng, việc giải quyết vấn đề liên quan tới nguồn cung khí đốt cho Bulgaria hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm của giới chính trị gia nước này.

Gazprom đã khóa van cấp khí đốt cho Bulgaria từ ngày 27/4. Lý do là Bulgaria không chấp nhận mua khí đốt Nga bằng đồng rúp. Trước xung đột Nga – Ukraine, 90% lượng khí đốt Bulgaria tiêu thụ đến từ Nga.

Sau khi bị Nga ngừng cung cấp khí đốt, nền kinh tế Bulgaria đối mặt với nhiều khó khăn.

Hồi cuối tháng 6, ông Kiril Petkov đã phải từ chức Thủ tướng Bulgaria sau khi không vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội. Chính phủ của ông Kiril Petkov được cho là khiến nhiều người dân Bulgaria thất vọng vì không đủ khả năng giúp nước này vượt qua suy thoái kinh tế.

Nguồn: [Link nguồn]

Đối mặt khủng hoảng khí đốt, Đức quyết không khởi động đường ống Nord Stream 2

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck bác bỏ khả năng khởi động đường ống khí đốt Nord Stream 2 dù Đức đang đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt vì nguồn cung từ Nga...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chính Pháp – TASS ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN