Khối quân sự do Nga dẫn đầu sẵn sàng mở rộng

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Nữ miền Bắc

Tổng thư ký CSTO – ông Imangali Tasmagambetov – cho rằng, khối quân sự do Nga dẫn đầu đang trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh căng thẳng an ninh ở châu Âu.

Tổng thư ký CSTO – ông Imangali Tasmagambetov (ảnh: TASS)

Tổng thư ký CSTO – ông Imangali Tasmagambetov (ảnh: TASS)

Trả lời phỏng vấn của TASS hôm 25/6, ông Tasmagambetov nhận định, tình hình căng thẳng hiện nay ở châu Âu và thế giới có thể thúc đẩy nhiều quốc gia gia nhập Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga dẫn đầu.

Ngày 15/5/1992, lãnh đạo các nước Nga, Belarus, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan chính thức ký kết hiệp định thành lập CSTO.

Dựa trên nguyên tắc tăng cường hợp tác quân sự - chính trị để phòng thủ chung, Điều 4 của CSTO nêu rõ: “Nếu một trong các quốc gia thành viên bị bất kỳ quốc gia hoặc nhóm quốc gia nào gây hấn, thì hành động này sẽ được coi là hành vi gây hấn đối với tất cả các quốc gia thành viên của Hiệp ước”.

“Căng thẳng ngày càng gia tăng trong hệ thống an ninh quốc tế sẽ thu hút sự chú ý nhiều hơn đối với các tổ chức an ninh như CSTO”, ông Tasmagambetov nói.

Theo ông Tasmagambetov, nhu cầu “an ninh xã hội và chính trị” ở các nước có thể thúc đẩy việc CSTO mở rộng và “kết nạp thêm thành viên”. Từ đó tăng cường hơn nữa tiềm năng giữ gìn hòa bình, an ninh của khối.

“Lịch sử 2 thế kỷ qua cho thấy công cụ được chú ý nhiều nhất là an ninh tập thể”, ông Tasmagambetov nói.

Khối CSTO tập trận (ảnh: RT)

Khối CSTO tập trận (ảnh: RT)

Tháng 1/2022, CSTO lần đầu triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình để ổn định tình hình ở Kazakhstan. Chiến dịch kết thúc nhanh chóng cho thấy hiệu quả bảo đảm an ninh của khối.

Trong xung đột Nga – Ukraine, các nước thành viên CSTO từ chối áp đặt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga và phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine.

Tuy nhiên, CSTO cũng xảy ra tranh cãi nội bộ.

Hồi đầu năm nay, Thủ tướng Armenia – ông Nikol Pashinyan – đã đình chỉ Armenia tham gia CSTO và tuyên bố có thể rời khối.

“Armenia là đồng minh của chúng tôi và tất cả các cam kết của chúng tôi với Armenia vẫn có hiệu lực. Về vấn đề tư cách thành viên trong CSTO, đó là quyền chủ quyền và là quyết định của mỗi quốc gia”, ông Tasmagambetov nói.

Theo RT, Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga dẫn đầu được cho là khối quân sự duy nhất thế giới có thể trở thành đối trọng với NATO.

Quy mô quân đội của toàn khối CSTO là khoảng 1 triệu 256 nghìn binh sĩ, 80% trong số này đến từ Nga. Trong khi đó, NATO có 3 triệu 462 nghìn binh sĩ, 40% trong số này là quân Mỹ.

Nga là quốc gia có tiềm lực quân sự lớn nhất và đóng góp kinh phí hoạt động nhiều nhất cho CSTO.

Nguồn: [Link nguồn]

Quan hệ Nga – Armenia ngày càng căng thẳng và kịch bản Armenia rời khỏi CSTO có thể không còn xa.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – RT ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN