Khoảnh khắc hai robot Nhật đáp xuống tiểu hành tinh, tìm sự sống
Hai robot tiếp cận tiểu hành tinh Ryugu, cách Trái đất 280 triệu km đã chụp ảnh và gửi video khoảnh khắc đáp xuống tiểu hành tinh này.
Theo Daily Mail, những hình ảnh và video mới được Cơ quan Khám phá Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) công bố, cho thấy bề mặt sỏi đá của tiểu hành tinh. Cơ quan này nói cú hạ cánh lịch sử xuống một tiểu hành tinh đã thành công.
Hai robot tiếp cận tiểu hành tinh từ tàu thăm dò không người lái Hayabusa 2. Nhiệm vụ của hai robot khi đáp xuống tiểu hành tinh là tìm kiếm nguồn gốc Hệ Mặt trời và sự sống.
Robot Nhật Bản hạ cánh xuống tiểu hành tinh.
Tiểu hành tinh Ryugu dạng hình thoi, được ước tính có đường kính khoảng 900m, quay quanh Mặt Trời một chu kỳ trong 16 tháng, quay gần các quỹ đạo của Trái đất và sao Hỏa.
Đây là lần đầu tiên con người đưa robot hạ cánh xuống một tiểu hành tinh quay theo quỹ đạo. Hai robot sau khi hạ cánh đã hoạt động bình thường và bắt đầu kiểm tra mẫu đất đá.
Hai robot đã hạ cánh thành công xuống tiểu hành tinh.
JAXA từng đề ra sứ mệnh tương tự vào năm 2005 nhưng thất bại. “Chúng tôi rất vui mừng vì đã tìm ra cách khám phá vũ trụ mới, bằng cách đưa robot xuống tiểu hành tinh”, Yuichi Tsuda, người đứng đầu sứ mệnh của JAXA nói.
Tàu thăm dò Hayabusa 2 tháng tới sẽ kích nổ bề mặt tiểu hành tinh, thu thập mẫu đất đá bên dưới, vốn chưa từng chịu ảnh hưởng của bức xạ.
Đây được coi là sự kiện lịch sử khi lần đầu tiên robot từ tàu thăm dò hạ cánh thành công.
JAXA kỳ vọng mẫu đất đá sẽ giải đáp câu hỏi về Hệ Mặt trời, cũng như việc hình thành sự sống trên Trái đất.
Hayabusa 2 được phóng lên vũ trụ từ tháng 12.2014 và sẽ trở về Trái đất với mẫu vật thu thập được vào năm 2020.
Các nhà thiên văn học Trung Quốc bày tỏ tham vọng bắt tiểu hành tinh về nghiên cứu, thậm chí nhằm khai thác nguồn khoáng...