Khó lôi kéo đồng minh đối phó TQ, Mỹ có thể tái vũ trang cho Nhật Bản?

Trong bối cảnh không có đồng minh nào ở châu Á – Thái Bình Dương sẵn sàng cho Mỹ đặt tên lửa đạn đạo tầm trung, Washington có thể sẽ phải chuyển sang phương án tái vũ trang cho Nhật Bản.

Mỹ hiện phát triển nhiều loại tên lửa chống hạm phóng từ đất liền.

Mỹ hiện phát triển nhiều loại tên lửa chống hạm phóng từ đất liền.

Đây là báo cáo của tập đoàn RAND có trụ sở ở Mỹ. RAND hay Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, là tập đoàn chuyên đưa ra đánh giá về quốc phòng, kinh tế và nhiều lĩnh vực khác, được chính phủ Mỹ tài trợ ngân sách hoạt động.

Sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) vào tháng 8.2019, Lầu Năm Góc tiết lộ kế hoạch đưa các hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung tới khu vực vành đai Thái Bình Dương, như một trong nhiều giải pháp nhằm đối phó sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Theo chuyên gia Jeffrey W. Hornung ở RAND, kế hoạch này nghe thì dễ, nhưng khi thực hiện gặp nhiều khó khăn. Trong báo cáo mới được công bố trong tuần này, chuyên gia Hornung cho rằng, các đồng minh của Mỹ như Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Philippines rất khó có thể cho phép Mỹ đặt các hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung.

Chính phủ Thái Lan đang thúc đẩy quan hệ quốc phòng với Trung Quốc, nên Mỹ không thể đặt tên lửa tầm trung ở quốc gia này và Thái Lan cũng không mong muốn, chuyên gia Hornung nói.

Philippines cũng “rất có khả năng” không chấp nhận đề xuất đặt tên lửa của Mỹ. Philippines là đồng minh quân sự quan trọng của Mỹ, nhưng Tổng thống Rodrigo Duterte theo đuổi nhiều chính sách gây ảnh hưởng đến quan hệ quốc phòng giữa hai nước, chuyên gia Hornung nhận định.

Theo báo cáo, Hàn Quốc có mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc và cũng chịu sức ép từ Trung Quốc, chắc chắn sẽ không chấp nhận để Mỹ đặt tên lửa. 

Úc là quốc gia khả dĩ nhất, đặc biệt sau khi Mỹ và Úc đã ký hiệp ước AUKUS. Washington cũng đang hỗ trợ Canberra đóng các tàu ngầm hạt nhân.

Tuy nhiên, Úc có “truyền thống không chấp nhận nước ngoài đặt căn cứ quân sự thường trực”, cũng như quốc gia này nằm ở cách quá xa Trung Quốc, không phù hợp với các hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung phóng từ đất liền.

Nhật Bản là quốc gia ráo riết tăng cường năng lực quốc phòng để đối phó Trung Quốc, nhưng việc Mỹ đặt tên lửa tầm trung cũng không được hoan nghênh, báo cáo viết.

Chiến lược đặt tên lửa tầm trung của Mỹ có nguy cơ đổ vỡ vì không tìm được đồng minh sẵn sàng hưởng ứng, báo cáo cho biết.

Theo chuyên gia Hornung, Mỹ nên theo đuổi chiến lược khác, “hỗ trợ Nhật Bản phát triển các vũ khí tấn công từ đất liền, bao gồm tên lửa chống hạm”. Mục tiêu lâu dài là Nhật Bản có thể triển khai các tên lửa hành trình chống hạm tầm xa đặt ở đất liền.

Mỹ hiện đang phát triển tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ đất liền, với khả năng tấn công các mục tiêu di chuyển như tàu chiến. Tên lửa có tầm bắn 1.600km hoặc lớn hơn, mang theo đầu đạn nặng 450kg.

“Các tên lửa này dù tầm bắn chưa đủ sức vươn tới lãnh thổ Trung Quốc, nhưng vẫn tạo ra sự răn đe đáng kể, nếu được đặt ở các đảo phía tây nam Nhật Bản như đảo Kyushu. Các tên lửa khi đó có tầm bắn bao phủ eo biển Đài Loan, phía đông Biển Hoa Đông và thậm chí cả vùng ven biển Trung Quốc, tác động đáng kể đến chiến lược thu hồi Đài Loan bằng vũ lực của Trung Quốc”, báo cáo kết luận.

Nguồn: [Link nguồn]

Hai nhóm tàu sân bay Mỹ và Trung Quốc tập trận gần nhau ở phía đông Đài Loan

Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ và Trung Quốc tập trận riêng biệt ở phía đông Đài Loan, trong bối cảnh Washington thể hiện cam kết hỗ trợ hòn đảo phòng vệ, còn Trung Quốc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN