"Kho báu" lấy từ vùng tối Mặt trăng đã được đưa về Trung Quốc

Module tàu vũ trụ Thường Nga-6 của Trung Quốc hôm 25/6 đã quay trở về Trái đất thành công, hoàn thành sứ mệnh lịch sử khi lần đầu tiên thu thập mẫu vật từ phần tối của Mặt trăng. Đây được coi là bước tiến lớn trong chương trình không gian đầy tham vọng của Trung Quốc, theo CNN.

Module tàu vũ trụ Trung Quốc hạ cánh xuống đồng cỏ ở khu tự trị Nội Mông.

Module tàu vũ trụ Trung Quốc hạ cánh xuống đồng cỏ ở khu tự trị Nội Mông.

Module của tàu Thường Nga-6 đã hạ cánh thành công xuống khu tự trị Nội Mông ở miền bắc Trung Quốc lúc 14 giờ 7 phút (giờ Bắc Kinh), theo bản tin của kênh truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV). 

Đoạn livestream cho thấy cảnh module hạ cánh bằng dù xuống khu đồng cỏ Siziwang Banner thuộc khu tự trị Nội Mông, theo Cục Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA).

Quá trình tái nhập bầu khí quyển diễn ra lúc 13 giờ 22 phút (giờ Bắc Kinh). Module chứa mẫu đất đá nặng khoảng 2kg tách khỏi tàu vũ trụ ở độ cao khoảng 5.000km phía nam Đại Tây Dương.

Sứ mệnh kéo dài 53 ngày thành công này được coi là cột mốc quan trọng trong "giấc mơ vĩnh cửu" của Trung Quốc nhằm đưa quốc gia trở thành một cường quốc vũ trụ.

Đây cũng được coi là sự chuẩn bị để Trung Quốc đưa phi hành gia lên Mặt trăng vào năm 2030. Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng một căn cứ phục vụ nghiên cứu ở cực nam mặt trăng, nơi được cho là có chứa nước đá.

Theo CNSA, các nhà khoa học Trung Quốc sẽ phân tích mẫu đất đá thu được ở phần tối Mặt trăng, trước khi cho phép các nhà khoa học quốc tế tiếp cận mẫu vật.

Hình ảnh module tàu thăm dò của Trung Quốc khám phá phần tối Mặt trăng vào đầu tháng này.

Hình ảnh module tàu thăm dò của Trung Quốc khám phá phần tối Mặt trăng vào đầu tháng này.

Kết quả từ việc phân tích thể giúp các nhà khoa học hiểu thêm về quá trình hình thành của Mặt trăng, Trái đất cũng như Hệ Mặt trời. Đồng thời hỗ trợ mục tiêu của Trung Quốc là sử dụng các nguồn tài nguyên có sẵn trên Mặt trăng để tiếp tục các sứ mệnh thám hiểm, các chuyên gia cho biết.

Điểm thu thập mẫu đất đá là một hố va chạm hình thành cách đây khoảng 4 tỷ năm ở phần tối của Mặt trăng, nơi mà không thể quan sát được từ Trái đất.

Đài CNN của Mỹ mô tả mẫu đất đá mà module tàu vũ trụ Trung Quốc đem về giống như "kho báu" đến từ phần tối của Mặt trăng.

Phần tối của Mặt Trăng đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học kể từ lần đầu tiên nhìn thấy qua các hình ảnh đen trắng do tàu vũ trụ Luna 3 của Liên Xô chụp vào năm 1959. Các nhà khoa học khi đó nhận thấy sự khác biệt ở phần tối của Mặt trăng so với bề mặt hướng về Trái đất.

Thông qua các sứ mệnh khám phá Mặt trăng đầy tham vọng của Trung Quốc, các nhà khoa học trên khắp thế giới đều hi vọng vào lượng thông tin to lớn mà các mẫu vật mang lại.

"Đó là một mỏ vàng, một rương kho báu", James Head, giáo sư sư khoa học địa chất hành tinh tại Đại học Brown ở Mỹ, người từng hợp tác với các nhà khoa học Trung Quốc để phân tích mẫu vật mà tàu vũ trụ Thường Nga-5 mang về vào năm 2020, nói. "Các nhà khoa học quốc tế rất phấn khích về sứ mệnh chưa từng có này của Trung Quốc".

"Mặt trăng là nền tảng để nhân loại hiểu về những gì xảy ra đối với Hệ Mặt trời từ thuở sơ khai", ông Brown nói trên CNN. "Hiểu được cấu tạo của Mặt trăng không chỉ giúp nhân loại hiểu về quá khứ mà còn giúp khám phá Hệ Mặt trời trong tương lai".

NASA dự kiến đưa phi hành gia trở lại khám phá Mặt trăng vào năm 2026.

NASA dự kiến đưa phi hành gia trở lại khám phá Mặt trăng vào năm 2026.

Trước đây, các nhà khoa học quốc tế đã phải chờ đợi 3 năm mới được tiếp cận mẫu vật lấy từ Mặt trăng mà tàu vũ trụ Thường Nga-5 của Trung Quốc đem về.

Thường Nga-6 cũng là tên gọi cho sứ mệnh khám phá vũ trụ thứ 6 của Trung Quốc trong kế hoạch gồm 8 giai đoạn. "Mỗi giai đoạn của sứ mệnh đều là những gì cần làm để đưa con người lên Mặt trăng hoặc xa hơn nữa là khám phá sao Hỏa", giáo sư James Head cho biết.

Ngoài các sứ mệnh của Trung Quốc, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cũng dự tính sẽ đưa phi hành gia trở lại Mặt trăng, sớm nhất là vào năm 2026.

Giám đốc NASA Bill Nelson nói các bước tiến của Trung Quốc là động lực để Mỹ nối lại chương trình khám phá Mặt Trăng. Hồi tháng 4, ông Nelson nói với các nghị sĩ Mỹ rằng hai quốc gia thực tế đang trong "một cuộc chạy đua".

"Điều tôi lo ngại là nếu Trung Quốc đưa người lên cực nam của Mặt trăng trước và tuyên bố kiểm soát hoạt động ở khu vực đó, nước Mỹ sẽ gặp bất lợi", ông Nelson nói với các nghị sĩ Quốc hội. 

"Khu vực cực nam của Mặt trăng rất quan trọng, chúng tôi nghĩ có nước ở đó và nếu có nước, có thể chế ra nhiên liệu tên lửa ngay tại đó", ông Nelson nói thêm, theo CNN.

Nguồn: [Link nguồn]

Sông Dương Tử, tuyến đường thủy dài nhất ở châu Á, là một trong những con đường vận chuyển hàng hóa quan trọng ở Trung Quốc và nay con đường này đang có dấu hiệu bị tắc, đặc biệt là ở đập Tam Hiệp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nhật Minh - CNN ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN