Khinh thường gọi hoàng đế là “trẻ ranh”, Hòa Thân phải tự thắt cổ chết

Vì sao Hòa Thân không nịnh bợ và hầu hạ hoàng đế Gia Khánh như đối với Càn Long để vẫn được sủng ái hoặc ít nhất là bảo toàn mạng sống?

Về cuối đời, Hòa Thân ngày càng chìm đắm vào quyền lực (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Về cuối đời, Hòa Thân ngày càng chìm đắm vào quyền lực (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Những năm gần cuối đời, Hòa Thân đã đạt đến đỉnh cao quyền lực. Ông ta giữ chức thống lĩnh quân cơ đại thần, kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác, được phong công tước – tước vị cao nhất thời phong kiến.

Quyền lực chỉ dưới một người trên vạn người này đã khiến Hòa Thân mờ mắt. Ông ta cho rằng có thể khống chế hoàng đế Gia Khánh non trẻ, chứ không cần thiết phải tiếp tục cung kính như đối với Càn Long.

Sau khi đã truyền ngôi và trở thành Thái thượng hoàng, quyền lực thực tế vẫn nằm trong tay Càn Long. Hòa Thân lợi dụng điều này, ra sức chèn ép Gia Khánh, gây dựng vây cánh, nhằm cô lập hoàng đế khi mới lên ngôi. Hòa Thân sắp xếp những tay chân như Ngô Tỉnh Lan, Phúc Trường An ngày đêm bên cạnh Gia Khánh để giám sát.

Càn Long nhường ngôi làm Thái Thượng hoàng nhưng thực chất vẫn nắm quyền tối cao (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Càn Long nhường ngôi làm Thái Thượng hoàng nhưng thực chất vẫn nắm quyền tối cao (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Hoàng đế Gia Khánh ở trong triều bị cô lập, ngoài Lưu Dung lúc này đã già, không còn ai thân tín. Vị sư phó (thầy dạy học) của Gia Khánh là Chu Khuê ngày đêm mong mỏi được về triều phụ giúp. Trước đây, Chu Khuê đã bị Hòa Thân đẩy ra khỏi kinh thành, cho đi làm tổng đốc Lưỡng Quảng.

Thanh sử chép: Chu Khuê nóng lòng về kinh, bèn biên tập hơn 4 vạn bài thơ của Càn Long, chia làm 5 cuốn, đồng thời ghi cả chú giải và lời bình tường tận cho từng bài. Thái thượng hoàng Càn Long rất vui, muốn triệu ông về kinh ban chức đại học sỹ. Gia Khánh biết tin sắp được gặp thầy, vui mừng khôn xiết, bèn viết ngay một bài thơ chúc mừng.

Nào ngờ, bài thơ bị Ngô Tỉnh Lan bắt được, đem báo cho Hòa Thân. Hòa Thân lợi dụng việc này, dâng bài thơ lên cho Càn Long xem, nói:

- Hoàng thượng (Gia Khánh) mới lên ngôi mà đã muốn làm ơn riêng với thầy cũ.

Càn Long cho rằng Gia Khánh muốn gây bè kết phái nhằm lấn át quyền lực của mình nên rất tức giận. Càn Long hỏi quân cơ đại thần Đổng Cáo nên trừng phạt Gia Khánh và Chu Khuê như thế nào. Đổng Cáo vội quỳ xuống tâu:

- Thánh chủ vô quá ngôn (ý muốn khuyên can Càn Long không nên nói quá sự việc).

Chu Khuê bị Hòa Thân hãm hại, không được về kinh (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Chu Khuê bị Hòa Thân hãm hại, không được về kinh (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Càn Long vì vậy mới tạm cho qua, nhưng không điều Chu Khuê về kinh nữa, chuyển sang làm tuần phủ An Huy. Hòa Thân vì vậy vô cùng đắc ý, cho rằng Gia Khánh đã bị mình cô lập hoàn toàn. Sau này, hai người Chu Khuê, Đổng Cáo đều được Gia Khánh trọng dụng.

Tuy nhiên, Gia Khánh không hề đơn giản như vậy. Ông đã đi những nước cờ khôn ngoan, khiến cho Hòa Thân ngày càng kiêu ngạo, mất cảnh giác. Có lần, Hòa Thân muốn dò xét ý tứ của Gia Khánh, bèn dâng lên một đôi ngọc như ý.

Hoàng đế Gia Khánh liền tỏ ra rất quý trọng đôi ngọc này. Ông làm ngay 4 bài thơ vịnh ngọc quý, trong thơ cố ý tỏ ra muốn làm một hoàng đế an nhàn, hưởng lạc. Ngô Tỉnh Lan lại đem thơ cho Hòa Thân xem. Hòa Thân đắc ý nói:

- Cái thằng trẻ ranh (chỉ Gia Khánh) không xứng để bàn mưu kế với nó.

Thanh sử cảo chép: Hòa Thân nhận được tin báo từ tiền tuyến. Khi gặp hoàng thượng cố ý quỳ lâu không đứng dậy, đầu cúi thấp xuống tận đất. Gia khánh vội nói:

- Tướng gia (chỉ Hòa Thân) xin mau đứng dậy, sau này nếu gặp Trẫm mà không có ai thì không cần thi lễ nữa.

Có người khuyên Gia Khánh không nên để cho Hòa Thân lộng quyền lấn át. Gia Khánh tỏ ra bực tức, mắng:

- Ta đang muốn dùng Hòa Thân để trị quốc, cớ sao các người lại nói xấu ông ta?

Từ đó lại càng tỏ ra kính trọng Hòa Thân hơn, mỗi khi có chuyện đều nhờ Hòa Thân tâu giúp với Càn Long, sau đó mới quyết định.

Gia Khánh ngậm đắng 3 năm, cuối cùng tiêu diệt được Hòa Thân (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Gia Khánh ngậm đắng 3 năm, cuối cùng tiêu diệt được Hòa Thân (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Một kẻ xảo quyệt như Hòa Thân cuối cùng đã thực sự bị đánh lừa. Năm 1799, Thái Thượng hoàng Càn Long qua đời. Hòa Thân lập tức mất đi chỗ dựa. Chỉ 5 ngày sau khi Càn Long mất, Gia Khánh đã tước hết chức tước của Hòa Thân và công bố 20 tội danh của ông ta.

Hòa Thân bị khép tội lăng trì (cắt từng miếng thịt đến chết), chém cả họ. Về sau, Gia Khánh vì nghĩ đến ân đức của Càn Long và Khang Hy, nên chỉ bắt Hòa Thân tự thắt cổ và tha chết cho gia đình ông ta.

Hoàng đế Gia Khánh từng nói: “Trẫm mà không trừ Hòa Thân thì người trong thiên hạ chỉ biết đến Hòa Thân chứ không biết đến trẫm”. Có thể thấy việc Gia Khánh trừng trị Hòa Thân là cả một quá trình lâu dài nếm mật nằm gai.

_____________

Gia Khánh ngay từ khi lên ngôi đã không ưa Hòa Thân, nhưng phải chờ đến 3 năm mới trừ khử được đại gian thần này. Mời bạn đón đọc kỳ cuối, xuất bản sáng 4/10/2019, để rõ hơn vì sao Gia Khánh đường đường là một hoàng đế mà phải chịu nhẫn nhịn như vậy.

Vì sao Càn Long biết Hòa Thân làm điều xấu trước mắt mình mà vẫn một mực sủng ái?

Càn Long thường đối xử với các quan lại dưới quyền rất nghiêm khắc, nhưng riêng với Hòa Thân lại mắt nhắm mắt mở,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam ([Tên nguồn])
Đại gian thần Hòa Thân Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN