Khi nào đại dịch Covid-19 mới kết thúc trên toàn thế giới?
Mô hình tính toán dựa trên dữ liệu triển khai tiêm ngừa vắc xin Covid-19 của các nước cho thấy, thế giới còn mất rất lâu nữa mới có thể hoàn toàn thoát khỏi đại dịch và trở lại cuộc sống như bình thường, theo Bloomberg.
Với tốc độ tiêm chủng hiện tại, phải mất 7 năm nữa, thế giới mới thoát khỏi dịch Covid-19, theo Bloomberg (ảnh: Reuters)
Mô hình tính toán của Bloomberg cho hay, với tốc độ tiêm vắc xin hiện tại, phải mất ít nhất 7 năm nữa, nhân loại mới chấm dứt “cơn ác mộng” Covid-19.
Tốc độ tiêm vắc xin là tiêu chí quan trọng nhất để trả lời cho câu hỏi khi nào thì dịch Covid-19 mới chấm dứt.
Hơn một năm lây lan khắp thế giới, dịch bệnh này đã lây nhiễm cho hơn 105 triệu người và khiến hơn 2 triệu người tử vong.
Anthony Fauci – cố vấn y tế cao cấp của chính phủ Mỹ – cho rằng, để đạt được miễn dịch cộng đồng, mỗi quốc gia phải có 70% - 85% tổng dân số được tiêm vắc xin Covid-19.
Theo Bloomberg, một số quốc gia đang “nhanh chân” hơn những nước khác trong cuộc đua tiêm chủng.
Israel là quốc gia có số lượng liều vắc xin được tiêm trên đầu người lớn nhất thế giới. Tiếp sau đó là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Anh, Mỹ, Tây Ban Nha, Italia và Đức.
Dự kiến, chỉ trong vòng 2 tháng nữa, Israel sẽ hoàn thành mục tiêu tiêm ngừa vắc xin Covid-19 cho 75% dân số. Mỹ dự kiến hoàn thành mục tiêu tiêm chủng trước năm 2022.
Theo Bloomberg, do các nước giàu có phương Tây vung tiền mua gom vắc xin Covid-19, việc triển khai vắc xin toàn cầu đang bị chậm lại. Vì vậy, phải mất tới ít nhất 7 năm nữa, 75% dân số toàn cầu mới được tiêm vắc xin Covid-19 và chấm dứt đại dịch.
Tuy nhiên, tính toán của Bloomberg chỉ dựa trên dữ liệu về tốc độ tiêm chủng hiện tại.
Theo tờ báo Mỹ, nếu các quốc gia nỗ lực tăng tốc tiêm ngừa Covid-19, phát triển vắc xin và biết chia sẻ vắc xin một cách hợp lý hơn, thời gian để nhân loại trở lại cuộc sống bình thường sẽ rút ngắn.
Theo các chuyên gia, tốc độ tiêm chủng của thế giới sẽ tăng dần trong thời gian tới khi lượng vắc xin được sản xuất nhiều hơn.
Khi Ấn Độ, Brazil – hai nhà sản xuất vắc xin Covid-19 hàng đầu thế giới – thoát khỏi dịch bệnh, lượng vắc xin Covid-19 toàn cầu sẽ tăng lên nhanh chóng.
Hãng dược Johnson & Johnson của Mỹ đang thử nghiệm loại vắc xin Covid-19 một mũi thay vì 2 mũi như hiện tại. Nếu loại vắc xin mới này chứng minh hiệu quả và được cấp phép, tốc độ tiêm chủng của thế giới sẽ cải thiện.
Trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại đầu tiên, Tổng thống Biden đã gọi quốc gia này là “đối thủ đáng gờm...
Nguồn: [Link nguồn]