Khai quật lăng mộ Kỷ Hiểu Lam, thấy 7 hài cốt nữ, hé lộ con người thật không như là phim
Đây là điều mà phim truyền hình về Kỷ Hiểu Lam chưa bao giờ đề cập đến và cũng khiến cho các chuyên gia khảo cổ vô cùng kinh ngạc.
Nhân vật Kỷ Hiểu Lam do diễn viên Trương Quốc Lập thủ vai
Kỷ Hiểu Lam (1724-1805) là một vị quan, cũng là một danh sĩ dưới triều Thanh, Trung Quốc.
Năm 2001, bộ phim “Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam” được phát sóng ở Trung Quốc. Với sự tham gia của các diễn viên nổi tiếng Trương Quốc Lập, Trương Thiết Lâm, Vương Cang, cùng nội dung phong phú hấp dẫn, bộ phim đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của công chúng Trung Quốc.
Qua những tình huống đấu trí với Hòa Thân, khán giả thích thú trước sự nhanh trí và tài ứng đối của Kỷ Hiểu Lam
Nội dung phim với nhiều pha đấu trí cam go, quyết liệt giữa Kỷ Hiểu Lam và Hòa Thân. Lời lẽ của hai nhân vật lúc châm biếm, ẩn dụ, lúc thẳng thừng, làm cho khán giả bị thu hút bởi sự hài hước, thú vị nhưng không kém phần thâm thúy.
Có lần, Hòa Thân chỉ vào con chó và hỏi Kỷ Hiểu Lam: “Giá thị lang thị cẩu” (Đây là sói hay chó). Câu hỏi mượn từ đồng âm để ám chỉ Thị lang là chó, bởi khi đó Kỷ Hiểu Lam giữ chức Thị lang.
Kỷ Hiểu Lam biết Hòa Thân có ý châm biếm mình, liền đáp: “Thượng thụ thị cẩu, thùy vĩ thị lang” (đuôi vểnh lên là chó, đuôi cụp xuống là sói), nhưng trong câu còn mượn từ có âm đọc tương đồng để ám chỉ Thượng thư là chó, vì Hòa Thân khi đó đương chức Thượng thư.
Qua những tình huống đấu tay đôi như vậy, khán giả thích thú trước sự nhanh trí và tài ứng đối của Kỷ Hiểu Lam. Trong nhiều cuộc đấu trí tương tự, Hòa Thân hầu như đều “lép vế” so với Kỷ Hiểu Lam.
Trong phim, cả hai nhân vật Kỷ Hiểu Lam và Hòa Thân đều là sủng quan của hoàng đế Càn Long
Trong phim, hai nhân vật Kỷ Hiểu Lam và Hòa Thân, một người là quan thanh liêm chính trực, một người là quan tham. Nhưng Càn Long không có sự phân biệt, cả hai đều được trọng dụng.
Tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy, thậm chí Kỷ Hiểu Lam còn không được lọt vào tầm ngắm của Càn Long, huống hồ đấu trí với quan lớn Hòa Thân.
Thời gian đầu mới làm quan, Kỷ Hiểu Lam tham gia vào công việc về văn hóa, nói một cách dễ hiểu là biên soạn, sau đó được điều đến Tân Cương làm việc.
Kỷ Hiểu Lam trong thực tế khác nhiều so với hình ảnh được tô vẽ trong phim
Năm 1771, khi cần soạn cuốn “Tứ khố toàn thư”, Càn Long cho gọi Kỷ Hiểu Lam về Kinh. Từ đây, số phận của ông mới sang trang. Lúc này, Kỷ Hiểu Lam đã 47 tuổi.
Những năm về sau dưới thời Càn Long, địa vị chính thức của Kỷ Hiểu Lam cũng lên xuống thất thường. Có thể nói, thời kỳ Kỷ Hiểu Lam được trọng dụng nhất, không phải dưới thời Càn Long, mà là dưới thời Gia Khánh.
Ngay năm đầu tiên khi Gia Khánh lên ngôi, Kỷ Hiểu Lam đã được thăng chức Thượng thư Bộ Binh. Đến năm Gia Khánh thứ hai, ông được chuyển sang đảm nhiệm chức Thượng thư Bộ Lễ và được phong Thái tử thiếu bảo, đạt đến đỉnh cao trong cuộc đời làm quan của mình.
Sau khoảng 10 năm đỉnh cao này, đến khi Kỷ Hiểu Lam qua đời ở tuổi 81, đích thân hoàng đế Gia Khánh đã viết văn bia, văn tế cho ông. Đó cũng là một ân sủng cực lớn đối với vị quan này.
Kỷ Hiểu Lam đời thực không chỉ có đường quan lộ gập ghềnh khác hẳn trong phim, mà đời sống tình cảm của ông cũng làm công chúng bất ngờ.
Nhân vật Kỷ Hiểu Lam trong phim được xây dựng hình tượng là “không gần nữ sắc” nhưng Kỷ Hiểu Lam ngoài đời lại không như vậy
Nhân vật Kỷ Hiểu Lam trong phim được xây dựng hình tượng là “không gần nữ sắc”. Nhưng Kỷ Hiểu Lam ngoài đời thực lại có rất nhiều thê thiếp. Bài viết trên Sohu còn nhận định ham muốn phụ nữ của ông gần giống như chứng nghiện thuốc trong phim “Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam” vậy.
Năm 1970, khi một ngôi mộ cổ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc được khai quật. Thông tin trên văn bia cho biết chủ nhân ngôi mộ là Kỷ Hiểu Lam.
Khai quật lăng mộ ông, các nhà khảo cổ vô cùng kinh ngạc khi phát hiện 7 hài cốt phụ nữ được chôn tuẫn táng (chôn sống theo người chết) cùng chủ nhân lăng mộ. Thông tin được lưu lại trong mộ thất và kết quả khám nghiệm cho thấy tất cả đều là các thê thiếp của ông.
Mộ của Kỷ Hiểu Lam ở Hà Bắc, Trung Quốc
Điều này gây bất ngờ cho hậu thế bởi tuẫn táng là việc làm thiếu nhân văn, không phù hợp với hình tượng và danh tiếng một vị quan như Kỉ Hiểu Lam.
Theo một số ghi chép, Kỷ Hiểu Lam kết hôn năm 17 tuổi. Người vợ đầu của ông có tên là Mã Nguyệt Phương, nhiều hơn Kỷ Hiểu Lam 3 tuổi. Sau khi hai người kết hôn, đời sống hạnh phúc. Mã Nguyệt Phương còn sinh cho Kỷ Hiểu Lam một đứa con.
Nhưng chẳng bao lâu sau, năm 24 tuổi, Kỷ Hiểu Lam nạp thêm vợ bé, là Quách Thị, kém Kỷ Hiểu Lam 11 tuổi. Khoảng 50 tuổi, ông lấy thêm một vợ bé là Thẩm Thị, rồi lần lượt lấy thêm 4 vợ nữa.
Qua đây có thể thấy, bộ phim cổ trang về nhân vật Kỷ Hiểu Lam đã tô vẽ cho ông quá đà, thậm chí xa rời lịch sử.
Liệu Võ Tòng trong thực tế lịch sử có kết cục như trong “Thủy hử truyện”? Có ý kiến cho rằng, truyện đã hư cấu...
Nguồn: [Link nguồn]