Khai quật 18 mộ cổ ở Ukraine, lộ "báu vật" rùng rợn

Các ngôi mộ cổ 2.400 năm tuổi thuộc về người Scythia, cộng đồng chiến binh du mục từng phát triển mạnh mẽ trên vùng thảo nguyên lạnh giá Âu - Á.

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học PLOS One, các nhà nghiên cứu đã phân tích 45 mẫu da đã qua xử lý từ 18 ngôi mộ cổ, khai quật từ 14 địa điểm thuộc miền Nam Ukraine.

Các mẫu da đều lấy từ những đồ vật tùy táng trong mộ. Với niên đại 2.400 năm, các cổ vật trong mộ đều là những "báu vật" có giá trị lớn. Nhưng lần này, các nhà khoa học phải rùng mình vì hai "báu vật" trong số đó.

Hai mẫu da, đến từ một bao đựng tên và hộp đựng mũi tên, là da người!

Một chiếc bao đựng tên của người Scythia khai quật từ một ngôi mộ cổ - Ảnh: PLOS One

Một chiếc bao đựng tên của người Scythia khai quật từ một ngôi mộ cổ - Ảnh: PLOS One

Các phát hiện đã xác nhận tuyên bố rùng rợn của nhà sử học Hy Lạp cổ đại Herodotus (sống vào thế kỷ V trước Công nguyên) rằng người Scythia đã sử dụng da thịt người để làm nên những vật dụng của họ.

"Những vật dụng này là một yếu tố quan trọng trong bản sắc chiến binh Scythia, rất có thể những chiếc bao đựng này đã được chôn cùng chủ nhân của nó" - PGS Margarita Gleba, nhà khảo cổ từ Đại học Padua (Ý), đồng tác giả, nói với tờ Live Science.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích da bằng cách phân tích các protein trong vật liệu hữu cơ, từ đó xác định da thuộc về loài động vật nào.

Ngoài hai mẫu làm từ da người, 43 mẫu khác được làm từ da của động vật, bao gồm cừu, dê, ngựa và các gia súc khác.

Các bằng chứng khảo cổ không tiết lộ rõ lý do vì sao da người được sử dụng để tạo thành những vật này, nhưng theo những gì sử gia lừng danh Herodotus viết, các chiến binh "săn đầu người" đáng sợ này thường lấy da dầu của nạn nhân bằng một chiếc xương sườn bò.

Sử gia Hy Lạp cũng cho biết các chiến binh thường buộc các mảnh da vào dây cương như "chiến tích", biểu trưng cho sức mạnh của người đàn ông. Các phần da và móng bàn tay phải cũng được sử dụng làm vỏ bọc cho bao đựng mũi tên.

Người Scythia phát triển mạnh khoảng năm 800 trước Công nguyên đến năm 300 sau Công nguyên, trong đó thời điểm mà các ngôi mộ cổ dạng gò này được xây dựng - khoảng 2.400 năm trước - là thời hoàng kim của họ.

Ngoài việc gây kinh hoàng vì là những chiến binh mạnh mẽ và hung hãn, họ cũng nổi tiếng vì một nền văn minh phức tạp với các công nghệ nổi bật so với các bộ tộc cùng thời.

Họ cũng được biết đến như những người khai thác và chế tác vàng tinh xảo, cũng như là phát triển đặc biệt mạnh mẽ nghề chăn nuôi.

Phát hiện bất ngờ trong ngôi mộ cổ 2.700 năm tuổi ở Trung Quốc

Phấn trắng cổ xưa nhất thế giới được sử dụng để trang điểm được tìm thấy bên trong ngôi mộ của một quý tộc từng sống ở Trung Hoa cách đây hơn 2.700 năm, sớm hơn 300...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN