Kết quả khi phái đoàn đại diện 15 nước Tây Phi tới Niger

Phái đoàn của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) tới Niger và đề nghị phe đảo chính trả tự do cho Tổng thống Niger – ông Mohamed Bazoum.

Người dân Niger vẫy cờ Niger và Nga, phản đối Pháp (ảnh: Guardian)

Người dân Niger vẫy cờ Niger và Nga, phản đối Pháp (ảnh: Guardian)

Guardian hôm 4/8 đưa tin, phái đoàn của ECOWAS buộc phải rời Niger sớm. Các đại diện của ECOWAS không gặp được Tổng thống Niger Bazoum hay lãnh đạo quân đội Niger – tướng Abdourahamane Tchiani.

Hôm 30/7, ECOWAS – tổ chức gồm 15 nước thành viên – cảnh báo, trong vòng 1 tuần, nếu ông Bazoum không được phục chức, các nước thành viên ECOWAS sẽ can thiệp quân sự vào Niger. Hạn chót để quân đội Niger thực hiện theo yêu cầu của ECOWAS là ngày 6/8.

Theo Guardian, phái đoàn của ECOWAS tới Niger hôm 3/8 và rời đi mà không ở lại qua đêm. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa chính quyền quân sự Niger với ECOWAS rất căng thẳng.

Khi hạn chót mà ECOWAS đặt ra tới gần, các nhà lãnh đạo của quân đội Niger dường như sẵn sàng cho một cuộc xung đột quân sự, tờ báo Anh nhận định.

Hôm 3/8, chính quyền quân sự Niger đã rút khỏi 5 thỏa thuận hợp tác quân sự với Pháp. Pháp hiện có khoảng 1.000 – 1.500 quân đóng tại Niger.

Chính quyền quân sự Niger cũng ra lệnh cấm phát sóng đối với 2 hãng truyền thông Pháp là France 24 và RFI. Động thái này khiến Bộ Ngoại giao Pháp lên tiếng chỉ trích.

Quân đội Niger tuyên bố, họ sẽ chống lại bất kỳ sự can thiệp quân sự nào nhằm vào Niger.

“Bất kỳ hành động gây hấn hoặc đe dọa gây hấn nào nhằm vào Niger sẽ bị lực lượng Niger đáp trả ngay lập tức”, chính quyền quân sự Niger tuyên bố trên sóng truyền hình.

Burkina Faso và Mali – 2 nước láng giềng của Niger và cùng thuộc ECOWAS – đã tuyên bố sẽ ủng hộ chính quyền quân sự Niger. Burkina Faso và Mali nhấn mạnh, bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào vào Niger sẽ bị 2 nước này coi là lời tuyên chiến.

Hôm 3/8, hàng nghìn người dân Niger đã tổ chức tuần hành nhân kỷ niệm ngày Niger giành độc lập (3/8/1960). Đám đông hô vang các khẩu hiệu ủng hộ Nga và chống Pháp.

Pháp – quốc gia từng có ảnh hưởng lớn ở Niger – đã sơ tán 1.079 người khỏi quốc gia Tây Phi. Hơn 1/2 trong số này là công dân Pháp.

Hôm 4/8, RT đưa tin, chính quyền quân sự Niger tuyên bố hủy nhiệm vụ ngoại giao của 4 đại sứ Niger ở Pháp, Nigeria, Togo và Mỹ. Chính quyền quân sự Niger cho biết, 4 đại sứ này không còn quyền đại diện cho Niger.

Niger: Động thái mới của chính quyền quân sự 1 tuần sau đảo chính

Động thái mới cho thấy chính quyền quân sự ở Niger sẵn sàng đương đầu với thách thức từ nước ngoài sau vụ đảo chính, phế truất Tổng thống Mohamed Bazoum.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Guardian, RT ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN