Kết cục thảm hại của tàu chiến Na Uy sau khi bị tàu chở dầu đâm trúng

Tàu chiến chủ lực của hải quân Na Uy đã gần như chìm hoàn toàn dưới nước, sau một tuần bị tàu chở dầu đâm trúng.

Theo Daily Mail, các bức ảnh công bố ngày 13.11 cho thấy tàu chiến KNM Helge Instad, thuộc Hạm đội NATO ở Đại Tây Dương, đã chìm gần như hoàn toàn dưới nước.

Con tàu được giữ cho nổi bằng những sợi dây cáp, sau khi nước ngập vào trong khoang quá nhanh. Quan chức quân đội Na Uy nói hai sợi cáp đã đứt hoàn toàn, khiến tàu chìm sâu xuống dưới nước.

Kết cục thảm hại của tàu chiến Na Uy sau khi bị tàu chở dầu đâm trúng - 1

Con tàu gần như không còn nhận ra vì chìm dưới nước.

“Con tàu tiếp tục chìm sâu vì sợi cáp không giữ nổi. Chúng tôi cố gắng khống chế tình hình suốt cả đêm nhưng công tác cứu tàu buộc phải hoãn lại vì quá nguy hiểm”, Haavard Mathiesen, người đứng đầu chiến dịch trục vớt nói.

“Đến rạng sáng, thêm dây cáp bị đứt và con tàu nằm sâu dưới biển”, Mathiesen nói thêm. Hiện chưa rõ hải quân Na Uy sẽ làm cách nào trục vớt con tàu.

Kết cục thảm hại của tàu chiến Na Uy sau khi bị tàu chở dầu đâm trúng - 2

Hiện chưa rõ hải quân Na Uy sẽ làm cách nào trục vớt con tàu 

Thủy thủ đoàn trên tàu chiến uy lực của hải quân Na Uy được cho là đã nhận nhiều cảnh báo về khả năng đâm phải tàu chở dầu. Thủy thủ đoàn trên tàu nói “đã kiểm soát tình hình” nhưng vẫn bị tàu chở dầu đâm trúng.

Ước tính 10.000 lít nhiên liệu trực thăng rò rỉ ra biển, sau khi cú va chạm mạnh tạo ra lỗ thủng ở phần đầu tàu chở dầu. Vụ việc khiến 8 thủy thủ trên tàu KNM Helge Instad bị thương. Hai trong số này phải nhập viện.

Kết cục thảm hại của tàu chiến Na Uy sau khi bị tàu chở dầu đâm trúng - 3

Tình trạng tàu KNM Helge Instad khi mới bị tàu chở dầu đâm trúng hồi tuần trước.

KNM Helge Instad gặp nạn khi mới trở về từ cuộc tập trận Trident Juncture của NATO. Con tàu dài 134 mét này được chế tạo ở Tây Ban Nha năm 2009. NATO đã nhận được thông báo về sự cố của tàu KNM Helge Instad.

Tàu chiến nước ngoài ”ùn ùn” tới Biển Đông, thông điệp gì cho Trung Quốc?

Không chỉ hải quân Mỹ và Nhật Bản, tàu chiến của một số quốc gia như Canada, Anh và Pháp cũng đang tăng cường hiện diện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN