Kết cục mầm cây Trung Quốc nảy trên Mặt trăng sau 24 giờ
Tàu vũ trụ Hằng Nga 4 của Trung Quốc, trong sứ mệnh khám phá vùng tối của Mặt trăng, đã gieo thành công hạt giống cây bông, nhưng mọi chuyện diễn biến không mấy sáng sủa.
Mầm cây bông trong hộp đựng trên tàu Hằng Nga 4.
Theo ABC News, mầm cây phụ thuộc vào ánh sáng Mặt trời để phát triển. Mọi chuyện diễn ra bình thường cho đến khi đêm xuống, nhiệt độ ở vùng tối hạ thấp tới âm 170 độ C, khiến mầm cây chết ngay lập tức.
Không giống như Trái đất, Mặt trăng không có bầu khí quyển để làm vùng đệm chống lại nhiệt độ khắc nghiệt.
Giáo sư Xie Gengxin tại Đại học Trùng Khánh, nhà khoa học dẫn đầu nghiên cứu, nói nhóm của ông đã dự kiến được vòng đời ngắn ngủi của cây trồng gieo trên Mặt trăng.
"Sự sống bên trong hộp cây không thể vượt qua được đêm lạnh kỷ lục trên Mặt trăng", Xie nói.
Trung Quốc là nước đầu tiên thử nghiệm trồng cây trên Mặt trăng. Các phi hành gia Mỹ và Nga trước đây chỉ trồng cây bên trong trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Tàu vũ trụ Hằng Nga 4 (trái) và xe tự hành Thỏ Ngọc 2 của Trung Quốc.
Ngoài hạt giống cây bông, Trung Quốc cũng mang lên Mặt trăng hạt giống khoai tây, nấm men, hạt cải, đựng trong thùng kín.
Chưa hạt giống nào có dấu hiệu nảy mầm trong khi trứng ruồi giấm vẫn còn y nguyên. Điều này đặt ra thách thức đối với các nhà khoa học Trung Quốc trong việc xây dựng một hệ sinh thái khép kín trên Mặt trăng.
Tàu vũ trụ Hằng Nga 4 của Trung Quốc hiện đang vào chế độ ngủ, khi ban đêm ở Mặt trăng kéo dài tới hai tuần.
Xe tự hành Thỏ Ngọc 2 ghi nhận mức nhiệt độ lên tới 120 độ C vào buổi trưa, khi ánh nắng Mặt trời chiếu thẳng xuống Mặt trăng.
Tàu vũ trụ Hằng Nga 4 đã đáp xuống vùng tối của Mặt trăng thành công vào ngày 3.1.
Một thành phố Trung Quốc có kế hoạch phóng Mặt trăng nhân tạo vào năm 2020, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trái đất có...