Kết cục đau đớn của vị hoàng hậu ngang nhiên "cắm sừng" chồng
Ngụy Hiếu Văn Đế Thác Bạt Hoằng (467 – 499) là một vị hoàng đế được đánh giá là thông minh, tài giỏi, có tham vọng mở rộng bờ cõi mạnh mẽ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, vị hoàng đế này cũng là một người bất hạnh, khi bị chính vợ mình phản bội trong lúc bản thân chinh chiến phương xa.
Phùng Nhuận sở hữu nhan sắc “nghiêng nước nghiêng thành". Ảnh minh họa
Theo lịch sử được ghi chép lại, năm 483, Phùng Nhuận (khi ấy 14 tuổi) và em gái cùng cha khác mẹ Phùng Thanh nhập cung làm phi tần của Hiếu Văn Đế, trở thành mỹ nhân hàng đầu trong hậu cung.
Phùng Nhuận được mô tả là người xinh đẹp phi thường, có nhan sắc “nghiêng nước nghiêng thành”, lại đặc biệt thông minh và có những sở thích đồng điệu với hoàng đế.
Hiếu Văn Đế rất cưng chiều Phùng Nhuận và dành nhiều thời gian cho phi tần này. Tuy nhiên, rào cản ngăn Phùng Nhuận lên ngôi hoàng hậu là vì Phùng Thái Hậu đã chọn em gái Phùng Thanh, chứ không phải nàng.
Sau khi Phùng Thái Hậu qua đời, em gái Phùng Thanh trở thành hoàng hậu. Thời điểm này, Phùng Nhuận cũng mắc chứng bệnh kỳ lạ, đôi lúc ho ra máu nên phải rời cung dưỡng bệnh.
Một năm sau, năm 494, Phùng Nhuận quay trở lại cung, được phong làm chiêu nghi, có địa vị chỉ xếp sau hoàng hậu.
Cũng từ đây, với bản tính tham lam, ích kỷ, Phùng Nhuận một mặt cung phụng Hoàng đế, mặt khác tìm cách diệt trừ chính Hoàng hậu Phùng Thanh là em gái của mình. Chỉ sau đó một thời gian, chính Hoàng đế Hiếu Văn Đế đã phế Phùng Thanh Hoàng hậu và vị trí này đương nhiên thuộc về Phùng Nhuận.
Sau khi về cung, Phùng Nhuận đã diệt trừ chính Hoàng hậu Phùng Thanh là em gái của mình. Ảnh minh họa
Vốn Phùng Nhuận nổi tiếng thông minh lại biết cách dùng lời ngon ngọt làm lấy lòng người khác, nên suốt thời gian làm Hoàng hậu, nàng đã được Hoàng đế sủng ái hết mực.
Tuy nhiên, không bao lâu sau, Bắc Ngụy gặp chuyện binh biến, Hiếu Văn Đế phải rời cung, thân chinh xuất binh đi chống giặc. Hoàng cung lúc này chỉ còn lại Phùng Nhuận.
Sống cảnh thiếu vắng chồng, lại không chịu nổi cảnh cô độc quạnh quẽ phòng the, Phùng Nhuận liền tìm cách dan díu với một thái giám tên là Cao Bồ Tát.
Cao Bồ Tát chính là một tên “giả thái giám”. Hắn chưa hề tịnh thân nhưng bằng cách nào đó đã qua mặt được và ở lại trong Hoàng cung. Vẻ bề ngoài khôi ngô tuấn tú của hắn đã khiến Hoàng hậu động lòng.
Chuyện tư thông của Hoàng hậu và thái giám nhiều người trong Hoàng cung biết nhưng họ chẳng hề dám hé răng tiết lộ. Mọi chuyện cứ giữ bí mật như thế cho đến khi Hoàng hậu “đụng” tới Công chúa Bành Thành.
Bành Thành Công chúa là em gái Phùng Văn Đế. Nàng lấy chồng sớm nhưng chẳng may Phò mã qua đời, bởi vậy nàng là một đóa hoa tuyệt đẹp nhưng cô đơn chốn Hoàng cung.
Em trai ruột của Phùng Nhuận là Phùng Túc rất si mê Bành Thành, nhiều lần ngỏ lời đều bị từ chối. Phùng Nhuận coi thường Công chúa, ỷ vào vai vế của mình là Hoàng hậu nên định cưỡng ép Bành Thành cho em trai.
Sau khi biết tin giữ, Bành Thành đã cùng nhiều tâm phúc đã chạy đi báo tin cho hoàng đế biết chuyện mình bị cưỡng ép. Đồng thời nàng cũng chẳng thèm giấu giếm, tiết lộ luôn việc Hoàng hậu tư tình với thái giám.
Văn Đế nghe xong, vừa sững sờ vừa giận dữ, tuy nhiên cho rằng em gái vì không muốn cưới Phùng Túc nên mới nghĩ ra chuyện này. Thế nhưng, sau đó, một hoạn quan thân tín của Hiếu Văn Đế là Lưu Đằng đã tới mật báo với Hiếu Văn Đế chuyện tư tình của Phùng Hoàng hậu. Tới lúc này, ảo tưởng của Hiếu Văn Đế về mỹ nhân họ Phùng mới thực sự tan vỡ.
Chuyện mờ ám của Phùng Hoàng hậu đến tai Hiếu Văn Đế.
Phùng Hoàng hậu được tai mắt báo lại rằng hoàng đế đã sinh nghi, vội tới gặp mẹ đẻ để tìm cách ám hại hoàng đế. Hai mẹ con họ Phùng mời một pháp sư vào cung tìm cách yểm bùa, nguyền rủa Hiếu Văn Đế.
Hoàng hậu còn chuẩn bị một thanh kiếm mang theo người, nghĩ rằng khi có cơ hội sẽ ra tay. Nhưng không ngờ rằng hoàng đế đã hành động trước.
Một lần nọ, Hiếu Văn Đế bất ngờ quay trở về kinh thành Lạc Dương, ra lệnh bắt Cao Bồ Tát và toàn bộ người thân tín của hắn. Tối hôm đó, hoàng đế tra hỏi, bắt Cao Bồ Tát khai hết những chuyện dâm loạn với hoàng hậu rồi sai người đem giết.
Riêng với Phùng Hoàng hậu, hoàng đế nể là người nhà họ Phùng nên không ra lệnh giết, chỉ biệt giam trong cung.
Theo Ngụy thư, cuốn sách ghi chép lịch sử nhà Bắc Ngụy, Hiếu Văn Đế nói: “Ta nể cô là người nhà họ Phùng mà không phế truất, chỉ giam trong cung. Nếu như cô còn chút liêm sỉ nào thì ắt tự biết mà tìm cái chết. Đừng nghĩ rằng ta còn tình cảm gì với cô".
Năm 499, Hiếu Văn Đế đột ngột ốm nặng rồi qua đời ở tuổi 32. Trước khi băng hà, ông sai người ép Phùng Hoàng hậu uống thuốc độc để phòng trừ hậu họa, nhưng cho phép an táng theo nghi thức hoàng hậu.
Nguồn: [Link nguồn]
Cuộc đời Tiêu Hoàng hậu đã trải qua vô vàn thăng trầm, sóng gió, song trong lịch sử không có người thứ hai có thể khiến trái tim của 6 vị hoàng đế thổn thức như bà.