Kết cục của 8 người vợ xinh đẹp và con trai Hòa Thân sau khi đại tham quan bị xử tử

Không chỉ tham lam, Hòa Thân còn nổi tiếng là người ham mê. Vợ cả, thê thiếp của ông ta đều là những mỹ nhân tuyệt sắc. Tuy nhiên, sau khi Hòa Thân bị xử tử, số phận của những người đẹp này ra sao là điều ít ai biết tới.

Phùng Tế Văn – người vợ khiến Hòa Thân nặng tình nhất (ảnh: Qulishi)

Phùng Tế Văn – người vợ khiến Hòa Thân nặng tình nhất (ảnh: Qulishi)

Theo Qulishi, Hòa Thân có tới 9 người vợ. Được biết tới là một trong những “đệ nhất mỹ nam” thời nhà Thanh, lại thêm quyền lực và giàu có bậc nhất, việc Hòa Thân thê thiếp đầy nhà không phải chuyện lạ. Thậm chí có tài liệu cho rằng, ông ta có ít nhất 80 thê thiếp, chưa kể nhân tình bên ngoài.

Người vợ đầu tiên, cũng là người Hòa Thân gắn bó sâu đậm nhất, là Phùng Tế Văn – con gái Tổng đốc Phùng Anh Liêm. Phùng thị kết hôn với Hòa Thân khi ông ta mới 18 tuổi, còn đang lận đận vì liên tục trượt các kỳ khoa cử. Biết Hòa Thân là người nuôi chí lớn, không hề tầm thường, Phùng thị dốc hết sức tính toán chuyện quan lộ cho chồng.

Có thể nói, Hòa Thân là người “sang vì vợ”. Sau khi lấy Phùng thị, Hòa Thân có được chức Khinh xa Đô úy. Ba năm sau Hòa Thân được thăng làm Tam đẳng Thị vệ, tiếp cận Càn Long, từng bước leo tới đỉnh cao quyền lực. Hòa Thân vì vậy dành nhiều tình cảm cho Phùng thị nhất trong 9 bà vợ.

Năm 1797, Phùng thị mắc bệnh qua đời. Mất đi người vợ nghĩa trọng tình thâm, Hòa Thân vô cùng đau khổ. Ông ta làm liền 6 bài thơ để bày tỏ sự đau xót. Cái chết của Phùng thị cũng mở đầu cho chuỗi bất hạnh liên tiếp giáng xuống đầu gia đình đại tham quan.

Hòa Thân nổi tiếng là có duyên với phụ nữ. Nhiều danh kỹ nổi tiếng Trung Quốc thời Thanh như Trường Nhị Cô, Ngô Liên Khanh, Đậu Khấu… đều yêu say đắm ông ta.

Những người vợ của Hòa Thân đều là giai nhân tuyệt sắc và rất chung tình (ảnh: Sohu)

Những người vợ của Hòa Thân đều là giai nhân tuyệt sắc và rất chung tình (ảnh: Sohu)

Đáng nói, Hòa Thân rất biết cách xử lý mối quan hệ gia đình. 9 người vợ của Hòa Thân luôn nhường nhịn, tôn trọng lẫn nhau và đặc biệt là không bao giờ tiêu xài phung phí. Năm 1799, Hòa Thân bị hoàng đế Gia Khánh khép án tử, tha chết cho toàn bộ thân thích. Tuy nhiên, sau khi Hòa Thân thắt cổ, một số ái thiếp của ông ta cũng tự vẫn vì quá đau buồn.

Người đầu tiên tuẫn tiết theo Hòa Thân là Trường Nhị Cô – vợ thứ 2. Bà là danh kỹ nổi tiếng Bắc Kinh, rất giỏi thơ văn và đàn hát. Không chỉ vậy, Trường Nhị Cô còn là người biết đối nhân xử thế, trợ thủ đắc lực của Hòa Thân trong việc quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ trong Hòa phủ.

Sau khi tham quan họ Hòa bị xử tử, Trường Nhị Cô trang điểm lộng lẫy và kết thúc đời mình bằng một tấm lụa trắng.

Hai người vợ khác là Ngô Liên Khanh và Đậu Khấu cùng nhảy lầu tự tử sau cái chết của Hòa Thân. Cả hai đều nổi tiếng là những mỹ nhân tuyệt sắc, giỏi cầm kỳ thi họa.

Theo Sohu, Ngô Liên Khanh là vợ một viên quan đồng triều với Hòa Thân. Một lần, khi tới nhà viên quan này dùng tiệc, Hòa Thân chỉ thoáng nhìn thấy Ngô Liên Khanh đã “say như điếu đổ”. Chồng Ngô Liên Khanh sau đó bị xử trảm do phạm trọng tội. Chỉ chờ có thế, Hòa Thân hỏi cưới người đẹp sau nhiều lần “tới nhà an ủi tang quyến”. Ngô Liên Khanh là người quản lý các khoản chi tiêu bên ngoài Hòa phủ.

Hòa Thân nổi tiếng là kẻ ham mê nữ sắc, giỏi lấy lòng phụ nữ (ảnh: Phim truyền hình Trung Quốc)

Hòa Thân nổi tiếng là kẻ ham mê nữ sắc, giỏi lấy lòng phụ nữ (ảnh: Phim truyền hình Trung Quốc)

Đậu Khấu là cô vợ trẻ tuổi nhất, lại giỏi làm nũng nên được Hòa Thân rất mực chiều chuộng. Đậu Khấu là “món quà” của Uông Như Long – thương nhân buôn muối giàu nhất Dương Châu – dâng lên Hòa Thân để đổi lấy chức Diêm chính (viên quan quản lý ngành buôn muối).

Hòa Thân cũng có một người vợ ngoại quốc, tên Mary. Sở hữu làn da ngăm đen, thân hình đầy đặn khỏe mạnh, Mary có biệt danh là “hoa hồng đen”. Mary là “cống phẩm” từ phương Tây dâng lên hoàng đế Càn Long. Càn Long sau đó lại “ban thưởng” Mary cho Hòa Thân.

Sau khi Hòa Thân chết, Mary cùng những người vợ khác của Hòa Thân là Nạp Lan, Hắc Mai Khôi, Tiểu Oanh, Tử Yến vơ vét một lượng lớn vàng bạc, báu vật rồi trốn khỏi Hòa phủ, phiêu bạt khắp nơi không rõ tung tích.

Người may mắn hơn tất cả trong gia đình có lẽ là Phong Thân Ân Đức – con trai duy nhất của Hòa Thân. Phong Thân Ân Đức là cái tên hoàng đế Càn Long đặc biệt đặt cho con trai Hòa Thân với mong muốn đứa trẻ sau khi ra đời sẽ luôn gặp những điều may mắn, tốt lành. Có lẽ cũng chính nhờ cái tên này, Phong Thân Ân Đức mới thoát khỏi trận lôi đình của hoàng đế Gia Khánh.

Năm 1789, Phong Thân Ân Đức được Càn Long ban hôn cho Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa (hay còn gọi là Thập Công chúa) – người con gái được Càn Long yêu quý nhất.

Thanh sử chép, Càn Long đã 65 tuổi mới sinh được Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa nên rất mực yêu chiều. Mẹ của Thập Công chúa là Đôn tần cũng nhờ con gái được súng ái mà thăng lên làm Đôn phi. Thông thường, tước hiệu Cố Luân Công chúa chỉ được ban cho con gái của hoàng hậu, nhưng trường hợp của Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa là ngoại lệ do Càn Long đặc biệt ân sủng.

Con trai Hòa Thân may mắn được kết hôn với công chúa (ảnh: Phim truyền hình Trung Quốc)

Con trai Hòa Thân may mắn được kết hôn với công chúa (ảnh: Phim truyền hình Trung Quốc)

Thập Công chúa là người được nhận xét là có vẻ ngoài xinh đẹp, thông minh, thường giả nam đi săn cùng Càn Long và bắn cung rất giỏi. Càn Long từng nói với Thập Công chúa:

“Nếu con là con trai, nhất định ta sẽ cho kế vị”.

Điều này cho thấy Càn Long cưng chiều cô công chúa thứ 10 này đến mức nào.

Gia Khánh cũng rất yêu quý em gái út. Khi biết tin Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa được gả cho con trai Hòa Thân, ông rất tức giận nhưng không dám phản kháng vì đây là quyết định của Càn Long.

Có giả thuyết cho rằng, Càn Long đã biết việc Hòa Thân tham ô, lũng loạn triều đình và chắc chắn sẽ bị Gia Khánh xử tử. Vì vậy, ông cố ý sắp đặt hôn sự giữa Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa và Phong Thân Ân Đức như một biện pháp giữ lại giọt máu cuối cùng cho nhà họ Hòa. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều, việc con trai trở thành phò mã cũng có “bàn tay đạo diễn” của Hòa Thân.

Có lần, Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa được Càn Long đưa ra khỏi cung chơi. Trên đường, Công chúa đòi mua rất nhiều thứ đồ chơi lạ mắt nhưng Càn Long cố ý lặng thinh. Cuối cùng, khi công chúa òa lên khóc vì không được chiều chuộng, Càn Long mới bật cười nói đùa:

“Có muốn mua thì hỏi ý cha chồng xem sao”.

Hòa Thân tháp tùng ngay bên cạnh, chỉ chờ có câu này bèn nói ngay: “Chính hạ thần đây” và bỏ tiền ra mua bất kỳ thứ gì Công chúa thích.

Theo Thanh sử, đối với việc Hòa Thân tham ô, lộng hành, Thập Công chúa cũng biết và từng khuyên chồng rằng:

“Cha ngài chịu ơn phụ hoàng rất trọng vậy mà không biết đền đáp, chỉ ngày ngày ăn hối lộ. Ngày nào đó thân không giữ được, ta ắt cũng bị liên lụy”.

Thập Công chúa sau đó khuyên chồng tránh xa những việc làm của Hòa Thân. Phong Thân Ân Đức nghe theo, giữ được mạng.

Tội trạng của Hòa Thân đáng lẽ phải bị xử lăng trì (cắt từng miếng thịt cho tới chết). Tuy nhiên, vì để giữ thể diện cho Thập Công chúa, Gia Khánh cho phép Hòa Thân tự thắt cổ để giữ được toàn thây. Gia Khánh cũng chia cho gia đình em gái một phần tài sản thu được từ nhà Hòa Thân.

Thông thường, khi đích thân ra lệnh thanh trừng, các hoàng đế Trung Quốc thường tru di tam tộc (chém 3 họ) hay ít nhất cũng tử hình luôn con cháu kẻ phạm tội để trừ hậu họa. Việc Phong Thân Ân Đức được tha mạng, vẫn sống trong nhung lụa giàu sang cùng Thập Công chúa được xem là đặc ân.

Hòa Thân chết, hoàng đế Gia Khánh vẫn chưa nguôi giận (ảnh: Sina)

Hòa Thân chết, hoàng đế Gia Khánh vẫn chưa nguôi giận (ảnh: Sina)

Để tránh sự chú ý của Gia Khánh hoàng đế, con trai duy nhất của Hòa Thân tự giam lỏng mình, không dám đi ra ngoài phủ. Tuy vậy, Phong Thân Ân Đức vẫn không thoát khỏi tai vạ.

Năm Gia Khánh thứ 8 (1803), Phong Thân Ân Đức bị một viên quan tố cáo về tội “Diễn tập võ nghệ, mưu đồ bất chính, muốn hãm hại Công chúa”. Lời tố cáo không có bằng chứng xác thực, nhưng Phong Thân Ân Đức một lần nữa bị Gia Khánh “để mắt”.

Năm Gia Khánh thứ 11 (1806), Phong Thân Ân Đức được Gia Khánh phong Phó Đô thống, điều tới nhậm chức ở vùng biên giới giáp Mông Cổ. Tiếng là thăng chức, thực tế ông bị Gia Khánh đày đến biên giới để chịu sương gió. Chẳng bao lâu sau Phong Thân Ân Đức đã mắc bệnh nặng.

Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa ra sức thỉnh cầu anh trai cho chồng quay về Bắc Kinh điều trị. Đến tháng 2.1810, Phong Thân Ân Đức mới được đưa về Bắc Kinh, 3 tháng sau thì qua đời.

Phong Thân Ân Đức và Thập Công chúa có một con trai nhưng không may chết yểu. Dòng dõi Hòa Thân vì vậy mà tuyệt tự.

Càn Long dặn đừng giết Hòa Thân, Gia Khánh không nghe, 15 năm sau mới hiểu tại sao

Dẫu biết Hòa Thân vơ vét, ăn hối lộ, tham nhũng nhưng Càn Long nhiều lần làm ngơ, thậm chí còn dặn hoàng đế kế vị là...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – tổng hợp ([Tên nguồn])
Đại gian thần Hòa Thân Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN