Kế hoạch mới của Trung Quốc nhằm phá "thế cô lập" vì Covid-19

Hôm 18.5, Trung Quốc đã công bố một kế hoạch mới có tên gọi “Hướng Tây” với mục tiêu phá thế cô lập về kinh tế, được cho là do một số nước phương Tây, dẫn đầu bởi Mỹ tạo ra.

Theo kế hoạch “Hướng Tây”, Trung Quốc sẽ chuyển hướng phát triển kinh tế sang khu vực phía Tây rộng lớn, nhiều tài nguyên, thay vì các tỉnh phía Đông vừa phải chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh và phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.

Kế hoạch “Hướng Tây” được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc nhận định nước này đang phải đối mặt với “thái độ kém thân thiện” của một số nước sau những cáo buộc từ phía Mỹ về cách xử lý dịch bệnh.

“Tăng cường thúc đẩy sự phát triển của các khu vực phía Tây là quyết định quan trọng để đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại”, theo Quốc vụ viện Trung Quốc.

Là một phần trong kế hoạch, Trung Quốc đã công bố một loạt các dự án phát triển cơ sở hạ tầng mới cho khu vực phía Tây của nước này, bao gồm đường sắt Tứ Xuyên – Tây Tạng, các tuyến đường sắt cao tốc chạy dọc sông Dương Tử, nhiều sân bay và các dự án thủy lợi.

Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ cho triển khai một dự án năng lượng mới, xây dựng những bể chứa dầu, khí đốt và khuyến khích những dự án công nghiệp chuyển hướng đầu tư sang khu vực phía Tây nước này.

Năm 1999, Trung Quốc từng có kế hoạch tương tự như “Hướng Tây” để phát triển kinh tế cho các tỉnh phía Tây nhưng kết quả đạt được không như mong đợi.

Trung Quốc muốn chuyển hướng phát triển kinh tế sang khu vực phía Tây để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nước ngoài (ảnh: Chinadaily)

Trung Quốc muốn chuyển hướng phát triển kinh tế sang khu vực phía Tây để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nước ngoài (ảnh: Chinadaily)

Trung Quốc có khoảng cách lớn về phát triển kinh tế giữa các tỉnh phía Đông và các tỉnh phía Tây, cả về GDP, thu ngân sách và hoạt động thương mại, theo phân tích kinh tế của Bai Yongxiu – giáo sư tại Đại học Tây Bắc, Trung Quốc, hồi tháng 12 năm ngoái.

Tuy nhiên, trong dịch Covid-19, các tỉnh phía Tây Trung Quốc đã chứng minh khả năng phục hồi kinh tế mạnh mẽ hơn hẳn so với nhóm phía Đông. Điển hình là Tân Cương – một tỉnh phía Tây của Trung Quốc, đã báo cáo mức sụt giảm kinh tế thấp hơn so với các tỉnh phía Đông.

Kế hoạch mới của Trung Quốc đã làm nổi bật tầm quan trọng của khu vực phía Tây nước này, đặc biệt là trong việc hoàn thành mục tiêu xóa đói giảm nghèo và tự chủ công nghệ do ông Tập Cận Bình đề ra.

Trung Quốc đang phải đối mặt với thách thức lớn để duy trì vai trò trong chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh kinh tế bị ảnh hưởng do Covid-19 và đặc biệt là những cáo buộc từ phía Mỹ liên quan đến cách xử lý dịch bệnh.

Xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm 9% trong 4 tháng đầu năm 2020.

Một nhà máy điện tại Tân Cương, Trung Quốc (ảnh: Chinadaily)

Một nhà máy điện tại Tân Cương, Trung Quốc (ảnh: Chinadaily)

Steve Tsang – chuyên gia nghiên cứu tại Đại học SOAS (Anh), cho rằng, sự gián đoạn và thiệt hại về kinh tế do Covid-19 gây ra sẽ có tác động lớn đến quá trình toàn cầu hóa. Nhiều nước phương Tây sẽ muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong các ngành sản xuất quan trọng.

Đồng quan điểm với ông Steve Tsang, Tang Jianwei – chuyên gia tại ngân hàng Bank of Communications, cho rằng, môi trường kinh tế bên ngoài đã trở nên khó khăn hơn với Trung Quốc ngay từ trước khi dịch bệnh xuất hiện và điều này càng trở nên rõ ràng trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ - Trung gia tăng.

“Trung Quốc sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường trong nước để có thể tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Dù sao thì Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới”, ông Tang Jianwei.

Nguồn: [Link nguồn]

Hành động bất ngờ của y bác sĩ khi Thủ tướng Bỉ đến thăm bệnh viện

Thủ tướng Bỉ Sophie Wilmes đã đến thăm một trong số các bệnh viện tuyến đầu chống dịch Covid-19, nhưng đáp lại sự...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN