Kế hoạch của Trung Quốc khiến Mỹ lo ngại
Trung Quốc mở rộng kế hoạch tích hợp công nghệ dân sự và quân sự để phục vụ mục đích hiện đại hóa quân đội, theo kế hoạch 5 năm mới được công bố.
Tên lửa đạn đạo DF-17 của Trung Quốc.
Kế hoạch phát triển được công bố tại cuộc họp Quốc hội vừa qua ở Trung Quốc, đề cập đến các cam kết thúc đẩy những chương trình nhằm nâng cấp hệ thống vũ khí, cải thiện khả năng chiến đấu chung và khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân hợp tác với ngành công nghiệp quốc phòng, theo SCMP.
Nỗ lực tích hợp công nghệ dân sự và quân sự của Trung Quốc đã gây quan ngại ở Mỹ và nhiều quốc gia khác nhưng Bắc Kinh vẫn muốn tăng tốc đẩy mạnh kế hoạch.
Chuyên gia quân sự Zhou Chenming ở Bắc Kinh nói việc tích hợp như vậy là cần thiết bởi Trung Quốc đã phát triển nhiều loại vũ khí tân tiến trong 5 năm qua nhưng cần đào tạo binh sĩ quân đội để sử dụng hiệu quả.
"Quân đội Trung Quốc hiện sở hữu nhiều trang bị mới nhưng không có đủ nhân lực trình độ cao để chỉ huy và quản lý vũ khí", ông Zhou nói.
"Kế hoạch 5 năm sắp tới yêu cầu quân đội và các học viện địa phương phối hợp bồi dưỡng nhân tài, cũng như tuyển dụng và huy động nguồn lực từ cả doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân thông qua nhiệm vụ liên hợp quân sự - dân sự, cắt giảm chi phí và tiết kiệm thời gian là mục tiêu cuối cùng", ông Zhou nói thêm.
Theo kế hoạch 5 năm mới được công bố, Trung Quốc cần đẩy nhanh chương trình hiện đại hóa nhằm đảm bảo quân đội sẽ trở thành một lực lượng hiện đại vào năm 2027, đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập quân đội.
Kế hoạch cũng nêu rõ rằng Bắc Kinh sẽ nỗ lực thúc đẩy khả năng chỉ huy tác chiến chung bằng cách tích hợp các quân chủng khác nhau thành một cấu trúc tác chiến thống nhất. Mục tiêu liên hợp quân sự - dân sự sẽ hướng đến các lĩnh vực như công nghệ hàng hải, không gian và trí tuệ nhân tạo.
Trong nhiều thập kỷ, Mỹ đã cố gắng cân bằng giữa việc xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc với mục đích thương mại và ngăn các công nghệ xuất khẩu có thể được quân đội Trung Quốc sử dụng. Nhưng việc xuất khẩu các các công nghệ vừa phục vụ dân sự, vừa hữu dụng trong quân sự chủ yếu đến từ sự tin tưởng của Mỹ với Trung Quốc trong nhiều năm gần đây, theo The Diplomat.
Khi Trung Quốc tích hợp công nghệ dân sự và quân sự để phục vụ mục đích hiện đại hóa quân đội, Mỹ sẽ rất khó để làm rõ công ty Trung Quốc mua công nghệ làm gì, có liên hệ với quân đội hay không. Dưới thời ông Donald Trump, Mỹ đã trừng phạt hàng loạt công ty và tổ chức Trung Quốc bị cho là có mối quan hệ với quân đội.
Mùa thu năm ngoái, không quân Mỹ khởi động cuộc tập trận mô phỏng bối cảnh năm 2030, trong đó quân đội Trung Quốc tung...
Nguồn: [Link nguồn]