Kế hoạch lập vùng nhận dạng phòng không phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông
Các nguồn tin từ quân đội Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đã lên kế hoạch lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông từ năm 2010.
Máy bay cảnh báo sớm KJ-500 của Trung Quốc.
Theo SCMP, ADIZ ngang nhiên được đề xuất bao trùm cả quần đảo Đông Sa (Pratas) ở phía bắc Biển Đông, và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Kế hoạch được lập cùng thời điểm với ADIZ trên biển Hoa Đông. Năm 2013, Trung Quốc đơn phương áp đặt ADIZ trên biển Hoa Đông, bất chấp sự phản đối của Nhật Bản và Hàn Quốc.
Vì nhiều lý do, Trung Quốc hiện vẫn trì hoãn chưa thiết lập ADIZ ở Biển Đông. SCMP dẫn nguồn tin từ quân đội Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh “đang chờ thời điểm thích hợp”.
Tháng trước, Đài Loan xác nhận đã biết về kế hoạch của đại lục. Lu Li-Shih, cựu giảng viên tại Học viện Hải quân Đài Loan cho biết, việc Bắc Kinh ngang ngược xây đảo nhân tạo trái phép, cụ thể là đường bay và hệ thống radar trên các đá Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn của Việt Nam, đều nằm trong kế hoạch lập ADIZ.
“Các hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy quân đội Trung Quốc đã điều các máy bay cảnh báo sớm KJ-500 và máy bay trinh sát săn ngầm KQ-200 đến đá Chữ Thập”, ông Lu nói, nhận định các chiến đấu cơ Trung Quốc sẽ sớm xuất hiện.
“Các chiến đấu cơ Trung Quốc kết hợp cùng máy bay cảnh báo sớm, máy bay săn ngầm rất có thể phục vụ tuần tra ADIZ”, ông Lu nói.
Li Jie, chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh, cựu đại tá quân đội Trung Quốc, nói Bắc Kinh muốn chờ đến khi có đủ trang thiết bị và cơ sở hạ tầng cần thiết mới đơn phương tuyên bố lập ADIZ.
“Nếu thời cơ đến, Bắc Kinh có thể tuyên bố sớm hơn”, ông Li nhận định. “Khi tuyên bố ADIZ ở biển Hoa Đông, quân đội Trung Quốc chưa có năng lực phát hiện, theo dõi các máy bay khác”.
Một nguồn tin khác cho rằng Bắc Kinh hiểu rõ vấn đề Biển Đông lớn hơn nhiều so với biển Hoa Đông nên cần nhiều nguồn lực hơn. Do đó, Bắc Kinh chần chừ chưa tuyên bố ADIZ ở Biển Đông do các lý do về kỹ thuật, chính trị và ngoại giao.
“Vấn đề lớn nhất là Trung Quốc không có năng lực điều các tiêm kích ngăn chặn máy bay khác ở Biển Đông. Chi phí duy trì ADIZ ở Biển Đông cũng rất tốn kém”, nguồn tin cho biết.
Các chuyên gia quân sự nhận định, nếu ngang ngược lập ADIZ ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ leo thang căng thẳng với Mỹ và làm trầm trọng mối quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á.
“Thế giới không thể làm ngơ trước sự gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông”. Đó là tiêu đề bài viết của ông James...
Nguồn: [Link nguồn]